00:53:49 23/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Khuyến nông – cầu nối giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp vận hành chuỗi giá trị nông sản

“Hệ thống khuyến nông đang thực hiện vai trò kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp. Nếu chúng ta thiết kế chuỗi giá trị nông sản chặt chẽ giống như một cỗ máy, thì khi lắp ráp tất cả các chi tiết với nhau, cỗ máy sẽ vận hành trơn tru” – ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trao đổi với PV bên lề Diễn đàn Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức mới đây.

Chuỗi giá trị có ý nghĩa quan trọng trong việc xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam vẫn có rất ít chuỗi giá trị được nhân rộng thành công. Theo ông, những khó khăn, rào cản nào khiến các chuỗi này khó triển khai?

– Có thể nói việc xây dựng chuỗi giá trị có ý nghĩa sống còn đối với nông sản Việt Nam nếu chúng ta muốn vươn ra thị trường toàn cầu. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nếu không hình thành được chuỗi giá trị thì tất cả mối quan hệ không thể nào bền vững được, sẽ liên tục bị đứt gãy khi tham gia thị trường thế giới. Hiện nay, chúng ta đã có một số chuỗi giá trị lớn tương đối hoàn thiện, ví dụ như trong ngành cà phê, lúa gạo. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ nên các chuỗi giá trị như vậy chưa nhiều.

Khó khăn đầu tiên, tôi cho rằng đó là do các vùng nguyên liệu nông sản của chúng ta được hình thành dựa trên rất đông đảo người sản xuất, nên việc kết nối họ hình thành các tổ, nhóm lâu nay mất rất nhiều thời gian và rất khó khăn. Để cải thiện điều này, chúng tôi cho rằng cần tổ chức lại các hình thức sản xuất của nông dân.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam – Nhật Bản. Ảnh: Thanh Tâm

Thứ hai là phải cung cấp cho nông dân đầy đủ thông tin, kiến thức, nhu cầu của thị trường, các tiêu chuẩn, tiêu chí mà thị trường mong muốn, và đương nhiên người nông dân phải đồng thuận sản xuất đáp ứng các tiêu chí đó. Chỉ khi chúng ta làm được việc bán hàng trước khi chúng ta sản xuất, thì mới làm được các chuỗi giá trị.

Thứ ba, phải tạo được môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp để họ đồng hành với người sản xuất, từ khâu nguyên liệu tới sản xuất, thu gom và các khâu khác.

Hiện nay hệ thống khuyến nông đang thực hiện vai trò kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp, trên cơ sở lựa chọn những tiêu chí, kế hoạch phù hợp cho từng vùng sinh thái, tập quán canh tác của người nông dân. Nếu chúng ta thiết kế chuỗi giá trị đó chặt chẽ giống như thiết kế một cỗ máy, tất cả các chi tiết cùng lắp ráp với nhau thì cỗ máy đó sẽ vận hành trơn tru.

Xin ông cho biết kế hoạch, chiến lược của Bộ NNPTNT cũng như Trung tâm Khuyến nông quốc gia trong việc xây dựng các chuỗi giá trị nông sản này như thế nào?

– Hiện nay Bộ NNPTNT đang hết sức quan tâm đến cuỗi giá trị nông sản và đang bắt tay vào xây dựng các vùng nguyên liệu. Nếu như chúng ta có các vùng nguyên liệu đạt chuẩn thì chắc chắn sẽ tạo sức hấp dẫn lớn cho doanh nghiệp.

Muốn vậy, tất cả các lực lượng của Bộ NNPTNT phải vào cuộc, như đội ngũ khuyến nông, kinh tế hợp tác, các cụ, vụ chuyên ngành. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách cũng cần được nhìn lại, đặt lại trong chuỗi giá trị chứ không phải riêng lẻ như trước, để từ đó tất cả các tác nhân trong chuỗi thống nhất về cách hiểu, phương pháp và cùng phối hợp với nhau thực hiện.

Một số sản phẩm gạo của các HTX, tổ hợp tác tham gia dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” do Trung ương Hội NDVN triển khai tại 24 tỉnh thành. Ảnh: M.H

Vậy theo ông, chúng ta cần truyền thông như thế nào để nâng cao nhận thức của bà con nông dân về việc xây dựng niềm tin trong chuỗi giá trị nông sản?

– Đúng như Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan vẫn hay nói, chúng ta không chỉ bán sản phẩm nông sản đơn thuần như trước, mà phải bán cả cách thức làm ra sản phẩm đó, quy trình và thậm chí bán cả uy tín, trách nhiệm của người làm ra sản phẩm.

Do đó, chúng tôi mong muốn người nông dân đồng hành cùng các tác nhân tham gia chuỗi, ví dụ như kết nối với cán bộ khuyến nông; kết nối với doanh nghiệp để tạo thành hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị, từ đó thể hiện trách nhiệm theo cam kết cũng như niềm tin của mình.

Tham gia diễn đàn lần này, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mang sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đến giới thiệu. Vậy chúng ta có thể học hỏi được gì từ họ?

– Lần này chúng tôi mời khá nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tới tham gia diễn đàn và giới thiệu sản phẩm, công nghệ của họ, trong đó có nhiều công nghệ rất mới có thể áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, đồng thời kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản ký kết các biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản giữa hai nước.

Hiện nay, Bộ NNPTNT cũng đã giao cho chúng tôi nhiệm vụ tích hợp quy chuẩn VietGAP và JGAP. Thông qua sự hợp tác lần này, đầu tiên chúng tôi phải thống nhất về tiêu chí của sản phẩm, khi thống nhất được rồi thì sẽ bắt đầu xây dựng kế hoạch sản xuất. Chúng tôi cũng cam kết, nếu doanh nghiệp mong muốn đồng hành thì chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động, phải cùng nhau đi chứ không chỉ sử dụng kết quả của nhau. Và như thế các doanh nghiệp, nhà quản lý, người sản xuất phải bắt đầu cùng nhau.

Các sản phẩm gạo chất lượng cao, canh tác thân thiện với môi trường được các HTX, đơn vị đầu tư chăm chút về mẫu mã, bao bì. Ảnh: M.H

Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý mẫu mã, tiêu chuẩn sản phẩm nông sản như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường xuất khẩu khác?

– Đó lại là câu chuyện dài về thương hiệu và mẫu mã. Nhiều sản phẩm nông sản của chúng ta rất tốt nhưng sản phẩm chưa hề biết nói, chưa biết thể hiện giá trị, chất lượng thông qua ngôn ngữ, hình ảnh trên bao bì…

Nông dân, doanh nghiệp làm thế nào để chuyển tải được hết giá trị sản phẩm thông qua bao bì, giúp khách hàng biết được quy trình làm ra sản phẩm đó, giá trị của sản phẩm và niềm tin về sản phẩm? Người sản xuất không thể cứ đến siêu thị đứng giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng được, chỉ có thể thông qua hình thức, bao bì để chuyển tải nội dung sản phẩm một cách tốt nhất.

Do đó, qua việc liên kết tham gia chuỗi giá trị, chúng tôi cũng mong muốn sẽ giúp bà con áp dụng chuyển đổi số, công nghệ hiện đại lên bao bì, để sản phẩm nông sản đó thực sự biết nói.

Xin cảm ơn ông!

Minh Huệ

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây