Một trong những mô hình trồng xen canh mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho người dân là mô hình trồng cây khóm xen canh cây dừa sáp tại xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Ông Huỳnh Đăng Khoa là người tiên phong trong việc đưa cây khóm và dừa sáp về vùng đất phèn ven sông Cái Bé thuộc xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Đến nay, ruộng khóm và vườn dừa sáp của ông Huỳnh Đăng Khoa được hơn 3 năm tuổi với diện tích 22 ha.
Cây khóm, cây dừa sáp đặc sản là loại cây dễ trồng, thích hợp trên nhiều loại đất, ít tốn công chăm sóc cho thu hoạch quanh năm, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Ngoài các yêu cầu kỹ thuật trồng dừa sáp, kỹ thuật trồng khóm trong quá trình trồng như: cách trồng, lên liếp, bón phân, chăm sóc và nguồn gốc cây giống…
Tuy cây khóm ít bị sâu bệnh hại, nhưng vẫn có một số loại sâu bệnh gây hại như: rệp sáp, bệnh thối nõn, bệnh khô đầu lá, tuyến trùng rễ… cần phải xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây khóm trồng sau 18 tháng là có thể khai thác trái, tới năm thứ hai khoảng 4 tháng thu hoạch 1 lần. Bình quân năng suất trái khóm đạt từ 40-50 tấn/ha/năm. Giá khóm hiện nay dao động từ 11.500 -12.000 đồng/trái, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí một năm ông thu lãi trên 245 triệu/ha/năm.
Ông Huỳnh Văn Khoa cho biết thêm, hai loại cây này không chỉ thích hợp với vùng đất này, mà còn cộng sinh, hỗ trợ nhau.
Khi chăm sóc bón phân, tưới nước cho cây khóm thì cây dừa sáp cũng được hưởng lợi. Ngược lại, khi nắng hạn, cây dừa sáp sẽ tạo bóng mát, che cho khóm phát triển.
Đặc biệt là khi thu hoạch, nếu một loại trái cây mất giá thì vẫn còn loại kia bù lại, nhà vườn vẫn có thu nhập, đầu ra khóm rất ổn định, thương lái đến tận vườn để thu mua.
Mô hình trồng khóm xen canh dừa sáp của ông Huỳnh Đăng Khoa, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang mở ra hướng chuyển đổi cây trồng mới cho những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả theo quy hoạch của địa phương mà chưa biết chuyển đổi sang cây gì.
Đây là mô hình chuyển đổi cây trồng mới sẽ giúp người nông dân ổn định kinh tế và nâng cao thu nhập trên vùng đất phèn còn nhiều khó khăn ven sông Cái Bé.
Nguyễn Văn Sáng (TTKN Kiên Giang)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn