05:08:39 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cần quy định VietGAP trở thành tiêu chuẩn bắt buộc khi sản xuất nông sản

Tiêu chuẩn VietGAP là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông sản. Bên cạnh các mô hình sản xuất VietGAP đúng chuẩn, mang lại lợi ích, giá trị kinh tế cao thì ở nhiều nơi, VietGAP vẫn chưa trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với nông sản an toàn.

Làm VietGAP lãi gấp ba

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, các mô hình sản xuất nông nghiệp VietGAP được nhân rộng ở cả 3 ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Điển hình như gia đình anh Mùa A Páo ở bản Hô Ta (xã Tà Mung, huyện Than Uyên) trồng 7.000m2 chè từ năm 2017, sau 3 năm chăm sóc, chè bắt đầu cho thu hoạch; sản lượng tăng theo từng năm.

Tuy nhiên, do chủ quan ít đầu tư phân bón nên năng suất chè không cao, mỗi tháng chỉ thu về 2 triệu đồng từ bán búp chè tươi. Cuối năm 2023, được cán bộ huyện, xã tuyên truyền, vận động, gia đình anh Páo tích cực chăm sóc chè theo hướng VietGAP. Kết quả năng suất, sản lượng búp chè tăng; giá trị kinh tế gấp 3 lần so với phương thức canh tác truyền thống.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay có 225.620 ha cây trồng được chứng nhận VietGAP với 16.061 cơ sở, doanh nghiệp được chứng nhận (tăng 8.523 ha và 2.013 cơ sở so với cuối năm 2023); diện tích NTTS được chứng nhận VietGAP là 10.998 ha với 759 cơ sở được chứng nhận (tăng 1.631 ha so với cùng kỳ năm 2023); 4.135 trang trại và hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP (giảm 747 trang trại và hộ chăn nuôi so với cùng kỳ năm 2023). Qua đó đã góp phần đảm bảo ATTP, củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Anh Páo phấn khởi chia sẻ: Chè của gia đình tôi và các nhóm hộ trong bản được công nhận đạt chuẩn VietGAP vào đầu năm 2024. Từ khi chuyển sang mô hình này, gia đình rất vui, mỗi tháng thu về hơn 11 triệu đồng (trừ chi phí). Hằng tháng, có cán bộ xã, huyện xuống thăm, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng bệnh, thu hái sao cho đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, khi tham gia mô hình này, gia đình được hỗ trợ thuốc sinh học, một phần phân bón, nhất là yên tâm đầu ra ổn định, có các công ty vào liên kết bao tiêu.

Hiện, toàn tỉnh Lai Châu có 13 cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích trên 112ha (64ha lúa, 10,5ha chè và 12,3ha rau quả các loại, 25,3ha cây ăn quả); 3 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP; 2 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP. Tiêu biểu như: Tổ hợp tác sản xuất lúa và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo Japonica bản Ngà (xã Mường Than, huyện Than Uyên); Tổ hợp tác sản xuất Lê VietGap Nùng Nàng (huyện Tam Đường); Công ty TNHH MTV Trọng Nghĩa (huyện Tân Uyên)… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 3 cơ sở trồng trọt được chứng nhận hữu cơ với 25,6ha (chè 23,6ha, sâm 2ha); 1 cơ sở trồng trọt được chứng nhận tiêu chuẩn RA với 125,57ha chè.

Mô hình canh tác lúa VietGAP tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Ảnh: NT

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp Lai Châu, giá bán sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn 10-20% so với sản xuất thông thường. Đặc biệt, các sản phẩm luôn có thị trường tiêu thụ lớn không chỉ ở trong tỉnh mà còn được người tiêu dùng các tỉnh, thành khác.

Nâng cao giá trị nhờ VietGAP

Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọ, thôn An Lộc, xã Trung An (Vũ Thư – Thái Bình) có 3 sào chuyên canh các loại rau diếp, xà lách, cải, rau gia vị… Từ 2 năm nay, bà Ngọ cũng như nhiều hộ dân trong thôn chuyển từ canh tác truyền thống sang áp dụng các quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Bà Ngọ cho biết: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, toàn bộ quá trình chăm sóc cây, từ khâu giống, gieo trồng, bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đến thu hoạch đều được gia đình tôi ghi chép nhật ký. Đặc biệt, tôi chuyển sang sử dụng phân vi sinh thay thế hoàn toàn phân chuồng, vừa sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường lại tiết kiệm công lao động; cây rau đẹp, đanh cây.

Xã Trung An hiện có hơn 40ha chuyên canh rau màu. Trên cùng một diện tích, bà con trồng luân canh các loại rau ngắn ngày để có sản phẩm cung cấp ra thị trường quanh năm. Ngoài phương thức canh tác truyền thống, xã Trung An xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 10ha, từ đó xây dựng thương hiệu OCOP cho 7 loại rau.

VietGAP không khó thực hiện, nhưng để tuân thủ rất cần sự đồng hành của chính quyền, doanh nghiệp cùng nông dân. Trong ảnh: Trồng rau VietGAP tại Phố Cáo (Hà Giang). Ảnh: NT

Ông Vũ Văn Thuần, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh Trung An cho biết: Thực hiện canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy quy trình phức tạp hơn sản xuất truyền thống nhưng tạo được sản phẩm an toàn, từ đó HTX xây dựng thương hiệu. Rau có tem mác, truy xuất nguồn gốc nên giá trị cao hơn rau sản xuất đại trà.

Trên cánh đồng sản xuất lúa xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa – Thanh Hóa), HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Phúc và người dân nhiều năm qua đã đưa vào sản xuất diện rộng giống lúa Q5 theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Trịnh Tất Đợi, một trong những hộ dân có diện tích sản xuất lớn tại thôn Hoạch Phúc, cho biết: “Hiện nay, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã khá thân thuộc với người dân; chúng tôi đã biết cách quản lý đồng ruộng như ghi chép nhật ký sản xuất, sử dụng phân bón đúng loại, đúng thời điểm, không còn tình trạng vứt vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ngoài ruộng… Nhất là, HTX đã ứng dụng công nghệ máy bay không người lái vào công đoạn phun thuốc bảo vệ thực vật giúp tiết kiệm chi phí lao động, bảo vệ sức khỏe”. Do đó, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,3 lần so với giống lúa cũ; sản phẩm gạo hạt to, thơm, dẻo nên cũng thuận lợi hơn trong việc thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm”.

Theo anh Nguyễn Văn Tỉnh, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Phúc: “Phương thức canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần phục hồi được hệ sinh thái trên đồng ruộng và bảo đảm được sức khỏe cho người sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua mô hình giúp người dân thay đổi nhận thức, tập quán canh tác cũ và nắm bắt được quy trình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đồng thời sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa một cách khoa học”. Bởi vậy, không chỉ ở Thiệu Hóa, diện tích sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được mở rộng trên địa bàn tỉnh, như các huyện: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hà Trung, Thọ Xuân…

Kiểm soát chặt tiêu chuẩn VietGAP

Thực tế khẳng định, lợi thế khi nông sản được sản xuất theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, ngoài các doanh nghiệp thì một số HTX, người dân cũng đã chú trọng áp dụng khoa học – kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trồng trọt, nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó tạo lợi thế trong các kênh tiêu thụ cũng như thu hút được nhiều doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Nhất là các sản phẩm đạt các chứng nhận này sẽ có nhiều lợi thế về giá cũng như sức cạnh tranh trên hành trình chinh phục thị trường.

Tuy nhiên, so với quy mô trồng trọt và chăn nuôi của cả nước, diện tích cây trồng và vùng nuôi thủy sản, chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP hiện còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa có quy định bắt buộc các siêu thị, trung tâm thương mại, hay các chợ đầu mối… bán sản phẩm VietGAP nên chất lượng các sản phẩm trên thị trường “vàng thau lẫn lộn”.

Trong khi đó, để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… nông sản Việt hiện phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe do các nước đưa ra, trong đó nổi bật là vấn đề an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ.

Nhiều chuyên gia cho rằng các cơ quan chức năng cần công bố danh sách những cơ sở đạt chứng nhận VietGAP một cách công khai, minh bạch để ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa.

Chẳng hạn, sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp phải cung cấp được rõ ràng thông tin nuôi từ vùng nuôi nào, thức ăn được sản xuất từ nhà máy nào, sản phẩm có đáp ứng được quy định vệ sinh an toàn, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất trong sản phẩm… không? Thậm chí, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, môi trường làm việc an toàn cho cán bộ công nhân viên…

Còn với hàng hóa sản xuất để tiêu thụ ở trong nước, các doanh nghiệp đang lấy chuẩn VietGap hay VietGAHP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) là thước đo cao nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để người tiêu dùng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng như hàng xuất khẩu rất khó, nhất là khi, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ tập trung ở thị trường bên ngoài.

TS Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cho biết, trên thế giới, ngoài việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt, mỗi siêu thị bán thực phẩm, nông sản ở trong quốc gia đó còn có bộ tiêu chí quy định riêng từng nhóm hàng. Mặt khác, những mặt hàng rau củ họ ký kết trực tiếp với nông dân và có đội ngũ giám sát.

Còn tại Việt Nam, số lượng siêu thị ký kết trực tiếp với nông dân để tiêu thụ rau, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP hiện còn lẻ tẻ, vì vướng mắc thủ tục pháp lý. Các siêu thị không đủ nguồn lực để thực hiện nên thường phải thông qua đầu mối trung gian nên việc kiểm soát chất lượng càng khó hơn.

Từ đó, vị chuyên gia này cho rằng, để người tiêu dùng lựa chọn được các sản phẩm nông sản và thực phẩm chất lượng, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần rà soát, kiểm soát chặt hơn việc cấp giấy chứng nhận vùng trồng, an toàn thực phẩm với nông sản. Sau đó, cơ quan chức năng công bố danh sách những cơ sở đạt chứng nhận VietGAP một cách công khai, minh bạch. Các cơ sở này sẽ phải công khai thông tin, lịch sử trồng trọt, giao dịch để các đơn vị liên quan nắm bắt và kiểm soát chặt.

Đặc biệt, các bộ, ngành cần nghiên cứu quy định để yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối…bán những sản phẩm nông sản đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đưa ra.

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Nguyễn Tố

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây