17:27:52 21/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Những ‘vệ sĩ tí hon’ bảo vệ vườn cam ở Cao Phong

Đang len lỏi trong vườn cam của Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong, tôi bỗng cảm thấy nhột nhột trên cổ, cộm cộm trên lưng, ram ráp ở trên tay…

Cận cảnh một chú kiến vàng trong vườn cam của chị Thủy. Ảnh:Dương Đình Tường.

Đó là những chú kiến vàng – “vệ sĩ tí hon” được Trung tâm BVTV phía Bắc (thuộc Cục BVTV) thả xuống khu vườn rộng 2ha của chị Vũ Thị Lệ Thủy – Giám đốc của HTX 3T Nông sản Cao Phong (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) vào hồi đầu năm. Là loài ăn thịt nên kể từ khi kiến vàng được thả xuống, rệp sáp, nhện đỏ, sâu ăn lá đã bớt hẳn, tuy nhiên sâu vẽ bùa, sâu đục thân, rệp kim vẫn còn.

Con kiến nhỏ nhưng mang lại hi vọng lớn cho cả vùng cam Cao Phong khi nhiều vườn đang bị tàn phá bởi dịch bệnh. Ngoài dùng kiến vàng, chị Thủy còn dùng đèn ban đêm để bắt ngài, bùng bẫy bả để bắt ruồi vàng hại quả.

Chỉ cho tôi hai cây cam được lãnh đạo cấp ngành của tỉnh và của trung ương đã mua, chị Thủy giới thiệu mỗi cây được bán với giá 5 triệu đồng trong 1 năm. Chỉ cho tôi một cây gạo to lớn mọc bên bờ suối, chị bảo nơi đó sẽ làm một cái chòi, đặt một cái kệ bày những cuốn sách mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan mới tặng mình.

Chị Thủy bảo: “Ở đây không có cây để bán, cây để nhà mình ăn mà cây nào cũng chăm sóc theo chế độ an toàn cả. Trung bình mỗi năm vườn này chỉ phun 1 lần thuốc BVTV vào thời điểm lúc cam ra hoa để trị bọ trĩ, vẽ bùa, còn các thành viên khác của HTX thì phun 3 – 4 lần thuốc BVTV. Quan điểm của em là không truyền thuốc cho cây vì cây cũng giống như người, muốn khỏe thì phải tận gốc, cứ truyền như thế không chỉ gây tồn dư thuốc kháng sinh mà còn làm yếu đi bộ rễ vì nó mất đi chức năng hút dinh dưỡng.

Chị Vũ Thị Lệ Thủy – Giám đốc của HTX 3T Nông sản Cao Phong bên vườn cam thả kiến vàng. Ảnh:Dương Đình Tường.

Trong quá trình sản xuất HTX cũng không phun thuốc trừ cỏ, thuốc trừ muỗi nên mã quả xấu hơn những vườn khác nhưng tuyệt đối an toàn và chất lượng. Chúng em đã thực hiện được nhật ký điện tử cho 6 hộ thành viên để minh bạch hóa toàn bộ quy trình sản xuất. Cuối mùa HTX tự lấy mẫu đi kiểm nghiệm dù không ai bắt mình phải làm như thế. Nhờ vậy mà giá bán cam của chúng em luôn cao hơn 10 giá so với cam sản xuất thông thường, hiện đang là 50.000đ/kg”.

Nếu chị Thủy không giải thích thì tôi ngỡ đây là khu vườn được canh tác hữu cơ bởi lẽ thảm cỏ xanh mướt mát bên dưới và không khí trong lành không chút ám mùi hóa chất. Màn đêm vùng cao buông xuống nhanh tựa như kéo rèm. Chúng tôi ngồi trong căn lều giữa khu vườn lộng gió lúc này chỉ có tiếng kêu ri ri của đủ loại côn trùng.

Cuộc chuyện trò thỉnh thoảng lại bị ngắt quãng bởi một cú điện thoại hỏi về tình trạng “cam ngơ” (cam không lớn được, quả không chín được), cam rụng, hỏi có nên truyền thuốc không và chị đều khuyên không nên truyền để đảm bảo an toàn. Một trong những cuộc điện thoại đó từ chính người chị họ của chị.

Chị Thủy bảo vì chuyện làm ra quả cam an toàn mà nhiều lần phải tự khóc thầm một mình cho mỗi sai lầm nhưng sau đó vẫn chọn đi tiếp trên con đường đầy khó khăn và đôi lúc cô đơn đó. Hiện mô hình của HTX chưa thực sự thành công nhưng dám cam kết thu mua cao hơn tối thiểu 10% giá so với cam sản xuất thông thường cho các thành viên bởi họ đang quá thiệt về sản lượng mà nếu thiệt thêm về giá nữa thì sẽ không thể chịu được.

“Khi em mang cam đi giới thiệu, chào bán, đầu tiên họ hỏi giá, em trả lời thì họ hỏi luôn là cam hữu cơ à mà cao thế? Em bảo, không, chỉ VietGAP thôi. Nhiều người nghe nói thế sẽ không mua nữa”, chị tâm sự.

Niềm vui bên những quả cam an toàn. Ảnh:Dương Đình Tường.

Vốn là giáo viên nhưng do không vào được biên chế nên sau mấy năm đeo đuổi, chị quyết định nghỉ để bán hải sản, bán tạp hóa rồi cuối cùng về cái nghề của bố – vốn là công nhân Nông trường Cao Phong trồng cam.

Năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong, giá trị kinh tế của việc trồng cam lên như diều. Không chỉ dừng lại ở diện tích đất của nông trường mà chỗ nào cắm được cây cam xuống, dù dưới ruộng hay trên đồi là người ta làm, rồi mở rộng sang các huyện như Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc… Nhà nào có nhiều đất, nhiều cam đều nhanh chóng trở thành tỉ phú.

Lo chuyện trồng cam ồ ạt như thế sẽ đến một ngày không bán được, năm 2016, chị Thủy thành lập nhóm cây ăn quả có múi Thanh Thủy để vận động sản xuất an toàn. Nhiều người lúc đó đã bảo chị là “không bình thường” bởi không cần an toàn mà quả cam vẫn bán đắt hàng hơn cả tôm tươi.

Tiếp đó chị thành lập HTX 3T Nông sản Cao Phong để có cơ sở pháp lý đưa cam Cao Phong vào siêu thị. Trước đó cam Cao Phong tuy ngon nhưng do không được phân loại, sơ chế gì nên mua để ăn thì được, chứ mua để tặng làm quà khó. 1 hộp cam quà tặng 12 quả của HTX được chọn lọc từ khoảng 8% số quả ngoài vườn.

Một lao động của HTX 3T Nông sản Cao Phong. Ảnh:Dương Đình Tường.

Năm 2019, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thi phụ nữ khởi nghiệp, dự án về cam của chị Thủy lọt vào trong và đoạt giải.

“Em không muốn mở rộng diện tích của mình mà muốn tạo ra một cộng đồng những người trồng cam cùng làm theo một quy trình an toàn, cùng tìm đầu ra. Khó khăn là những người trồng cam ở thị trấn Cao Phong hầu hết là bậc cha chú, 30 – 40 năm kinh nghiệm, kinh tế mạnh, rất khó thuyết phục, khó thay đổi, còn những người trồng cam ở các xã lại thiếu kinh nghiệm, thiếu kinh tế. Tuy nhiên đây vẫn là những đối tượng mà em muốn họ thay đổi tư duy. Tiêu chuẩn để chọn lựa đầu tiên để vào HTX là kiên trì, trung thực chứ không phải là vườn cam thế nào, bởi có kiên trì, trung thực thì mọi người mới cùng mục tiêu, cùng lý tưởng”, chị bày tỏ.

Sau 4 năm thử nghiệm 1,2ha cam của nhà trồng theo chuẩn VietGAP, chị chuyển đổi sang hữu cơ, dùng phân bón hữu cơ, men vi sinh IMO tự ủ. Thế rồi “cơn bão greening” tràn đến. Không phun thuốc BVTV thì không diệt được con rầy chổng cánh – tác nhân truyền bệnh nên cây trong vườn yếu dần. Thêm vào đó sâu đục thân rồi bệnh vàng lá thối rễ khiến cho năng suất giảm mạnh. Nếu như trước đây còn theo chuẩn VietGAP mỗi năm vườn cho thu nhập 500 – 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 250 – 300 triệu đồng nhưng lúc làm hữu cơ mỗi năm thu được 200 triệu đồng thì chi phí đã 150 triệu đồng.

Kéo dài cây cam đến năm thứ 10 thì chị hủy, bỏ không đấy để giãn cách dịch bệnh và liên kết với một vườn khác để quay lại làm cam VietGAP.

“Đến thời điểm này khó có thể trồng được cam hữu cơ, em đã hi sinh một chu kỳ cam, mất tiền tỉ để biết được thực tế đó. Nếu làm chơi để ăn thì được, còn làm hàng hóa thì vẫn phải là biện pháp hóa học thôi nhưng phải bảo đảm an toàn. HTX hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc BVTV trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, sau là cho người tiêu dùng”, chị Thủy đúc kết.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây