Cách đây hơn 70 năm tiền thân địa danh xã Sơn Thành, huyện Yên Thành thuộc xã Hợp Minh. Năm 1953 – khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang ở vào thời điểm quan trọng của chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954, thực hiện chủ trương của Ủy ban kháng chiến hành chính về việc chia tách xã lớn thành xã nhỏ để phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cuối Năm 1953 đầu năm 1954 ba làng gồm Tràng Sơn, Lương Hội, Yên Duệ được tách ra từ xã Hợp Minh thành lập nên Xã Sơn Thành. Và kể từ đó đến nay địa danh xã Sơn Thành được thể hiện trên bàn đồ hành chính của huyện Yên Thành Thành, tỉnh Nghệ an; với diện tích 1.500,12 ha, dân số 9.623 người.
Năm 1954 sau khi thành lập xã, Đảng bộ xã Sơn Thành được thành lập và cơ cấu thành 3 tổ chức chi bộ, chi bộ tràng Sơn; chi bộ Lương hội và chi bộ yên duệ với gần 30 đảng viên trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị. Kinh tế – xã hội của xã phải đối mặt muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất hạ tầng, đội ngũ cán bộ còn hạn chế, việc điều hành của ủy ban hành chính bước đầu còn nhiều bị động, lúng túng. Nhưng với sự nổ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ, đảng viên, cùng với sự đồng lòng đoàn kết của nhân dân, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, trong nhiều thế hệ cán bộ Đảng viên, nhiều đồng chí trưởng thành là cán bộ các cấp , đến nay Đảng bộ xã Sơn Thành đã có 276 đảng viên cơ cấu thành 14 chi bộ, trong đó 8 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ công an, 1 chi bộ quân sự.
Suốt chặng đường 70 năm sau khi thành lập từ trong phong trào cách mạng kháng chiến chống thực dân, phong kiến, Đế quốc và thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước đến thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Con người Sơn Thành luôn gìn giữ truyền thống lịch sử cội nguồn, nền văn hóa đặc sắc, giàu lòng yêu nước; nhân dân luôn đoàn kết, gắn bó, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong những năm đầu mới chia tách địa giới hành chính, cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả nặng nề do chế độ thực dân, phong kiến để lại, khôi phục phát triển kinh tế – xã hội, thì chủ nghĩa đế quốc cấu kết với các thế lực phản động trong nước âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Cùng giai đoạn Sơn Thành cũng như cả nước, nạn đói, nạn mù chữ đe dọa. Trước tình thế hiểm nghèo đó, nhân dân Sơn Thành đã kiên quyết đứng lên chống thù trong giặc ngoài, diệt “giặc đói, giặc dốt”, bảo vệ chính quyền cách mạng, đồng thời chuẩn bị lực lượng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở xóm Nông Trang xã Sơn Thành, huyện Yên Thành
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy, chính quyền về phát triển kinh tế-xã hội; nhân dân hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động; văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực nhất là phong trào xóa nạn mù chữ, bình dân học vụ đã giúp cho hàng trăm người biết đọc, biết viết. Để đáp ứng yêu cầu của các mặt trận, nhân dân Sơn Thành đã cùng với cả Huyện chi viện đắc lực cho tiền tuyến. Hàng ngàn lượt người tham gia vào lực lượng dân công vượt núi cao, rừng sâu vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ bộ đội trong các chiến dịch; hàng ngàn lượt người Sơn Thành đã lên đường tòng quân chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc, nhiều đồng chí đã anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Tiêu biểu có Anh hung Lực lượng vũ trang Trần Can và nhiều đồng chí khác.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Từ năm 1965, do thất bại ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã leo thang đánh phá Miền Bắc hòng cắt đứt nguồn chi viện của hậu phương cho Miền Nam. Cầu Tràng sơn là điểm mà đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt, hàng ngàn tấn bom được dội xuống làm thiệt hại biết bao tài sản của cải vật chất và tính mạng của người dân Sơn Thành. Trước tình hình đó, Đảng bộ chỉ đạo theo chủ trương chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, tổ chức chiến tranh nhân dân, lãnh đạo công tác phòng không sơ tán, đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế tập thể ngày càng phát triển, toàn xã xây dựng được 7 hợp tác xã, thu hút hơn 96% số hộ nông dân. Phong trào “Ba ngọn cờ hồng” tạo ra khí thế thi đua mới giúp năng suất lao động tăng cao. Nhân dân đã góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm; huy động lớp lớp thanh niên tham gia bộ đội, thanh niên xung phong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Sau 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; đế quốc Mỹ và các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, toàn xã có 101 người con đã anh dũng hi sinh; 11 Mẹ Việt Nam Anh Hùng; 156 thương binh, bệnh binh đã anh dũng chiến đấu, mất đi một phần xương máu của mình tại các chiến trường, 86 người bị nhiễm chất độc hóa học dioxin; Những hy sinh, mất mát, sự cống hiến công lao đó đã góp phần xứng đáng cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đưa non sông thu về một mối, cùng với cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Tại các kỳ Đại hội trong giai đoạn từ 1986-1996, Đảng bộ xã đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là: Ổn định và phát triển sản xuất theo hướng ưu tiên phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; kết hợp phát triển kinh tế – văn hóa với quốc phòng, an ninh; chuyển mạnh từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Tập trung lãnh đạo khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước.
Các hoạt động văn hoá văn nghệ được quan tâm thực hiện và bà con đồng thuận ủng hộ
Tròn 70 năm với 23 kỳ Đại hội Đảng bộ. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ, chính quyền luôn xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; lấy đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thoát nghèo bền vững làm mục tiêu phát triển. Trên cơ sở đó, Đảng bộ xã đã đề ra nhiều nghị quyết, giải pháp phù hợp với tiềm năng, lợi thế; tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, của huyện, để phát triển toàn diện. Sơn Thành từ một xã nghèo có tiếng đã từng bước phát triển và đã vượt lên đứng tốp đầu của huyện Yên Thành.
Trong thời gian thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Cấp ủy chính quyền và nhân dân nhận được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, sự nỗ lực quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở, sự đoàn kết, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Năm 2013 Sơn Thành là xã đầu tiên được công nhận đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh nhà. Không dừng lại ở đó Cấp ủy chính quyền và nhân dân xã đã xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc, nhân dân tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu một cách quyết liệt. Trong thời gian này chúng ta gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự bùng phát của Đại dịch Covid-19 cao điểm nhất vào năm 2021. Cán bộ nhân dân đã triển khai thực hiện một cách linh hoạt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp thực tiễn tại địa phương, huy động, thu hút vốn đầu tư lồng ghép với các chương trình, đề án, đặc biệt là nguồn vốn nhân dân đóng góp và đạt kết quả ngoài mong đợi, Đầu năm 2022 Sơn thành tiếp tục được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cuối năm 2023 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ 2015 đến 2023 kết quả vốn đầu tư hơn 675 tỷ đồng; thu hút từ ngân sách Trung ương; Tỉnh, Huyện, xã, doanh nghiệp, xã hội hóa; Đặc biệt nhân dân toàn xã đã đóng góp 437 tỷ đồng, chiếm 64,7%.
Nhìn lại chặng đường gần 15 năm thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá gắn với xây dựng nông thôn mới (2010 – 2024), Đảng bộ và Nhân dân Sơn Thành đã không ngừng vươn lên nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, tiềm năng, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương, Tỉnh, huyện phát huy nội lực, khơi dậy sức mạnh của quần chúng nhân dân để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ vậy, kinh tế có bước phát triển vượt bậc, chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng – an ninh được giữ vững, hệ thống chính trị từng bước được củng cố và tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Thành công trên các lĩnh vực giai đoạn (2010 – 2024) của Đảng bộ xã đã tạo những cơ sở, bước đi vững chắc cho sự phát triển của Sơn Thành trong tương lai. Trong điều kiện lịch sử mới của đất nước, Sơn Thành còn nhiều khó khăn thách thức song với thế mạnh và tiềm năng sẵn có của địa phương, với kinh nghiệm và ý chí quyết tâm cao lại luôn được sự quan tâm của các cấp chúng ta tin tưởng rằng bước vào thời kỳ lịch sử mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Sơn Thành sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng đã đề ra.
Những kết quả nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Sơn Thành đó là: 100% đường giao thông nông thôn đều được nhựa và bê tông hóa đảm bảo các tiêu chí Sáng xanh sạch đẹp; Giáo dục cả 3 cấp học và y tế đều đạt chuẩn quốc gia; 4 năm liên tục không còn hộ nghèo; 8/8 làng đều đạt danh hiệu làng văn hóa trong đó 1 làng đạt tiêu biểu cấp tỉnh; Thu nhập bình quân đầu người 87,043 triệu đồng/người/năm của năm 2024. Đứng tốp đầu huyện; Đảng bộ, chính quyền hệ thống chính trị luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.
Trung tâm Văn hóa tỉnh, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hoá thông tin và Truyền thông huyện Yên Thành và UBND xã Sơn Thành tổ chức đánh giá, nghiệm thu mô hình Làng Văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh xóm Nông Trang, xã Sơn Thành
Với sự nổ lực phấn đấu không mệt mỏi trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển. Xã Sơn Thành đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng “Nhiều phần thưởng cao quý” tiêu biểu như: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương lao động hạng 2, 3 của Chủ tịch nước năm 2010; Danh hiệu quyết thắng cho lực lưỡng vũ trang; Cờ thi đua về phong trào dẫn đầu của Thủ tướng Chính phủ năm 2007; Bằng khen của thủ tướng chính phủ trong phong trào giao thông nông thôn và Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; Bằng khen của Ban dân vận trung ương trong phong trào dân vận khéo; Bằng khen của Ban tuyên giáo Trung ương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an “trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”; Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; và có 163 gia đình và 872 người được chủ tịch nước tặng huân huy chương kháng chiến các loại.
Đạt được những thành quả như ngày hôm nay, trước hết là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo giúp đỡ của Tỉnh, huyện đối với đơn vị Sơn Thành trong quá trình đấu tranh cách mạng trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương ngày nay. Đặc biệt là do công sức đóng góp của toàn Đảng bộ và nhân dân, sự cống hiến lớn lao của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước; sự đóng góp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo xã qua các thời kỳ.
Những kết quả đạt được của Cấp ủy, Chính quyền và nhân dân sau 70 năm là rất đáng trân trọng và tự hào. Song, những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, sự hi sinh, công lao đóng góp to lớn của các thế hệ cha ông đi trước, chưa đáp ứng được niềm mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân. Nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức; Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 24/12 / 2018 về việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2025 – 2030. Có thể đơn vị Sơn Thành tên gọi không còn nữa nhưng chắc chắn rằng trong tâm thức tất cả người dân chúng ta luôn tồn tại, lưu giữ và được phát huy những giá trị tốt đẹp nhất của mỗi một người con Sơn Thành. Với truyền thống của quê hương anh hùng cách mạng, quê hương của Anh hùng Trần Can và danh nhân Lê Doãn Nhã.
Ngày 17/11/2024 tới đây, hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024). Xã Sơn Thành tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm xây dựng – phát triển và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về an ninh trật tự. đây là một trong hai xã đạt chuẩn kiểu mẫu của huyện Yên Thành trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện.
ThS. Hoàng Đình Ngọc
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn