14:03:33 24/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Sáng sớm đã ra đồng vớt con đặc sản đỏ au, chỉ vài tháng dân một xã ở tỉnh Thái Bình có ngay 20 tỷ

Xã Thụy Việt (Thái Thụy, Thái Bình) có 75ha đất nông nghiệp ven sông Hóa cho khai thác rươi. Sản vật tự nhiên này thường xuất hiện theo con nước thủy triều, cho thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân.

Con rươi – “lộc trời” cả xã hưởng lợi

“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, người dân Thụy Việt (Thái Thụy, Thái Bình) lại nô nức ra đồng vớt rươi. Bà con ví rươi là “lộc trời”, đã đem lại cho mình cuộc sống ấm no hơn so với việc một nắng hai sương ngoài đồng cấy lúa. Không giống như địa phương khác có diện tích rươi chỉ tập trung vào một số hộ dân, ở xã Thụy Việt, diện tích ruộng có rươi chia đều cho các hộ trong toàn xã.

Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi cùng ông Nguyễn Đức Chương, Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Việt đi mục sở thị một buổi thu hoạch rươi của người dân nơi đây. Xuống cánh đồng khu chiều ngoài, từ sáng đến trưa muộn, đông đảo người dân đã gác lại công việc thường nhật, kéo nhau về vùng bãi để thu hoạch rươi.

Người dân xã Thụy Việt (Thái Thụy, Thái Bình) thu hoạch rươi.

Bà Phạm Thị Dung, thôn An Phúc Đông chia sẻ: Một năm gia đình tôi chỉ cấy một vụ lúa, áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Năm nay rươi chính vụ đạt chất lượng tốt nhất, nhiều bột, đều con và béo. Việc thu hoạch rươi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thủy triều, thời tiết. Chúng tôi dựa vào kinh nghiệm để xác định thời điểm thu hoạch rươi. Gia đình tôi có 1,2 sào rươi, ngay ngày đầu tôi đã thu hoạch được 30kg, bán cho thương lái ngay tại ruộng với giá 250.000 đồng/kg.

Những ngày này, người dân Thụy Việt ai cũng vui vì năm nay thời tiết thuận lợi, rươi lên nhiều.

Bà Nguyễn Thị Thục, thôn An Phúc Tây cho biết: Rươi ở Thụy Việt có từ rất lâu. Hồi còn bé tôi vẫn theo mẹ đi bắt rươi. Hồi đó, do thiếu thốn nên được con rươi nào mẹ tôi đều để dành muối trong vại, ăn quanh năm. Khi chấm với rau khoai luộc, khi chan với cơm hấp khoai, cả nhà ai nấy đều vui. Những năm trước, 8 sào ruộng rươi đã mang về cho gia đình tôi nguồn lợi kinh tế khá. Năm nay, tháng 10 âm lịch là thời điểm được nhiều rươi nhất, những ngày qua tôi thu về khoảng 1 tạ, trị giá hơn 25 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Duyên, thôn An Phúc Đông cho biết: Rươi vốn sống dưới đất trong môi trường tự nhiên nên chẳng thể nào nuôi hay chăm sóc được, con rươi đang đem lại giá trị kinh tế rất cao, không phải đầu tư quá nhiều chi phí, không phải mua con giống, thức ăn, cũng không mất công chăm mà thu hoạch lại đơn giản, giá lại cao. Rươi chế biến ngon nhất là chả rươi, chỉ cần cho thêm trứng, thịt ba chỉ, lá lốt, lá gừng, vỏ quýt và thêm chút cùi dừa là được bữa chả rươi thơm ngon.

Rươi mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân xã Thụy Việt (Thái Thụy, Thái Bình).

Quy hoạch phát triển vùng rươi bền vững

Xã Thụy Việt có 500 hộ với gần 5.000 nhân khẩu. Việc khai thác rươi ở Thụy Việt không những tạo ra nguồn lợi kinh tế lớn mà còn bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái ven sông.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đức Chương cho biết: Trước đây, việc nuôi rươi tại địa phương mới chỉ dừng lại ở việc khoanh vùng tự nhiên nơi có rươi sinh sống. Những năm gần đây, xã đã quy hoạch vùng trồng lúa – rươi được 75ha. Để quy hoạch vùng nuôi rươi đồng bộ, tỉnh đã hỗ trợ 11 tỷ đồng làm 6 tuyến giao thông nội đồng, kênh dẫn nước khai thác rươi và tập huấn kỹ thuật sản xuất. Mỗi năm, nguồn thu từ rươi của người dân Thụy Việt đạt trên 20 tỷ đồng.

Kết quả này là nhờ trong nhiều năm bà con không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phun lúa mà lựa chọn sử dụng phân hữu cơ. Việc phát triển vùng rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ là phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa cung cấp sản phẩm rươi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và sản phẩm gạo hữu cơ.

Ông Phạm Văn Nghiệp, Giám đốc HTX DVNN xã Thụy Việt cho biết: Các hộ dân ở Thụy Việt đã áp dụng mô hình sản xuất: vụ xuân cấy lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ từ khâu chọn giống đến thu hoạch, vụ mùa làm đất tạo môi trường sống cho rươi.

Để phát triển mô hình lúa – rươi bền vững, địa phương tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao mô hình đến người dân. Hỗ trợ người dân lựa chọn giống lúa chất lượng cao tổ chức sản xuất trên diện tích đang thu hoạch rươi hàng năm, áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi. Từ hiệu quả mô hình này, xã Thụy Việt đang có kế hoạch mở rộng thêm vào khu ruộng trên 90ha.

Để có nguồn rươi dồi dào như hiện nay, người dân Thụy Việt đã phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức để cải tạo nguồn sống cho rươi. Qua đó tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.

P.V

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây