14:47:36 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Giã từ những mùa hoa anh túc, nông dân cao nguyên Mộc Châu- Vân Hồ trở thành những tỷ phú trồng cây ăn quả

Hơn 30 năm về trước, Sơn La từng được biết đến là thủ phủ của cây anh túc (tiền chế để bào chế thành thuốc phiện- cây thuốc phiện), song bằng những nỗ lực của người dân và chính quyền, cây anh túc đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Vùng đất trồng thuốc phiện trước đây hiện nay trở thành điểm trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc.

Từ cao nguyên Mộc Châu kéo dài tới các huyện xa xôi như Sông Mã, Mường La hay Thuận Châu của tỉnh Sơn La, đâu đâu cũng phủ xanh bởi cây ăn quả. Quá khứ đầy gian khó đối với bà con người Mông sống ở các xã vùng cao của tỉnh Sơn La khi trồng cây thuốc phiện đã dần trôi qua. Nhiều vựa thuốc phiện trước đây đã được xóa bỏ và được thay thế bằng cây nhãn, cây mận, cây hồng giòn…

Xuất hiện những triệu phú, tỷ phú người Mông trên cao nguyên Mộc Châu- Vân Hồ

Cách đây hơn 2 thập niên, bản Hua Tạt, (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đây là nơi sinh sống của mấy chục hộ dân người Mông, từ xa xưa đến nay họ sống bên Quốc lộ 6 để làm nương làm rẫy. Trước đây, họ đã từng trồng cây thuốc phiện trong một thời gian dài.

Ông Tráng A Cao – Bí thư Chi bộ bản Hua Tạt vẫn còn nhớ như in hình ảnh những nương thuốc phiện phủ trắng đất này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo và nghiện ngập kéo dài suốt nhiều năm liền. Khi chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện được thực hiện, bà con người Mông cũng phải mất nhiều năm để chuyển đổi sản xuất.

Ông Tráng A Cao (ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) mạnh dạn phát triển cây ăn quả. Ảnh: P.V

Bao khó khăn, bao nhọc nhằn, bao sự hy sinh mất mát đã trôi qua, bà con người Mông mới dần lấy lại được sự yên bình thuở nào. Nhắc chuyện xưa để nói chuyện ngày nay, ông Cao càng thấm thía những ngày gian khó đó. Giờ đây bản Hua Tạt đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của huyện Vân Hồ. Hơn nữa, bà con còn biết chuyển đối cơ cấu cây trồng, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao cuộc sống của người dân nơi đây.

Ông Tráng A Cao là người đi tiên phong trong việc phát triển kinh tế của bản Hua Tạt. Cách đây 30 năm ông đã mạnh dạn xây nhà sấy ngô, rồi mua ôtô để lên tận nương thu mua nông sản cho bà con. Không dừng lại ở đó, ông còn mạnh dạn đưa cây chanh leo, cà chua, cây lê, cây hồng giòn… về trồng tại bản. Cách làm của ông đã được bà con người Mông trong bản làm theo.

Ông Cao còn thành lập HTX Nông nghiệp Tráng A Cao, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia, họ cùng nhau liên kết để phát triển kinh tế. Ông Cao chia sẻ, năm nay dự kiến nhà tôi thu được 2 tấn lê, 40 tấn quýt đường và cả trăm tấn cà chua, doanh thu lên trên 2 tỷ đồng. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cách làm ăn mà người Mông nơi đây mới có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay.

Cách làm của ông Cao là động lực giúp bà con người Mông ở cả xã Vân Hồ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vườn trồng thuốc phiện trước đây đã được thay thế bằng cây hồng giòn, cây cà chua và những vườn mận sai trĩu quả. Giờ đây, những mùa hoa thuốc phiện chỉ còn lại trong lớp kí ức của người già. Người Mông ở Hua Tạt hiện còn biết mở cửa đón khách du lịch.

Từ vựa thuốc phiện lớn của đất Sơn La, giờ đây người dân ở huyện Yên Châu đã tạo nên vựa hoa quả nổi tiếng. Đến thăm gia đình ông Vàng A Vạng (ở bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) mới thấy được sự đổi thay nhanh chóng của bản vùng biên này. Bên những nương ngô, nhiều vườn mận trái vụ đã nở hoa. Ông Vạng đã trồng được 4ha mận trái vụ, trong đó 1,5ha đã cho thu hoạch. “Ngày trước cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm đường. Biết bao năm vật lộn với nương, với rẫy, bà con mới tìm ra được hướng đi đúng đắn là trồng cây mận trái vụ. 1ha mận trái vụ thu hoạch cao gấp 10 lần trồng ngô” – ông Vạng chia sẻ.

Không chỉ trồng mận trái vụ, ông Vạng còn mạnh dạn vay tiền đâu tư mua 3 máy xúc để làm ăn. Mỗi năm doanh thu của gia đình lên đến cả tỷ đồng. Không riêng gì ông Vạng mà nhiều hộ dân khác ở nơi biên giới đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Họ biết tận dụng lợi thế của vùng cao để trồng cây đặc sản. Theo đó số hộ nghèo ở nơi đây cũng giảm dần. Nói như ông Lại Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Chiềng On: “Bà con đã mạnh dạn đưa mình thoát khỏi hộ nghèo. Riêng năm 2024, toàn xã đã có trên trăm hộ dân làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Xưa kia nơi đây là vựa thuốc phiện, giờ trở thành vựa cây ăn quả lớn của huyện Yên Châu”.

Vựa cây ăn quả lớn nhất của cả nước

Ông Vàng A Vạng (ở bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) xử lý mận ra hoa trái vụ. Ảnh: P.V

Trong những ngày đầu đông, đi qua các xã vùng cao của huyện Yên Châu, điều dễ nhận thấy là từ bản cao đến bản thấp, nơi đâu bà con cũng bàn cách phát triển kinh tế. Cái đói, cái nghèo, sự lạc hậu đang dần được đẩy lùi. Công cuộc xóa bỏ cây thuốc phiện khi xưa đã thành công. Làn khói trắng phủ bóng bản làng đã không còn tồn tại ở đất này.

Suốt những năm qua, các cấp chính quyền cùng bà con nhân dân đồng lòng xây dựng Sơn La thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều buổi tập huấn và quyết tâm đưa cây giống mới vào sản xuất như nhãn chín trái vụ ở Sông Mã, hồng giòn trồng ở Mộc Châu, cây mận trái vụ trồng ở các xã vùng cao… Mỗi một giống cây mới được đưa tới bà con là gửi gắm bao hy vọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Theo đó đời sống của bà con vùng biên giới cũng dần được thay đổi. Một cuộc sống mới không có tệ nạn đang được hình thành.

Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có 82.000ha cây ăn quả, Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La định hướng đến năm 2025 có thể phát triển 100.000ha. Tỉnh Sơn La hiện có 281 mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cấp với trên 4.600 ha cây ăn quả và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Cùng với đó, Sơn La đặc biệt quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm với 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, có 3 chỉ dẫn địa lý là chè Shan tuyết Mộc Châu, quả xoài tròn huyện Yên Châu, cà phê Sơn La; cùng 18 nhãn hiệu chứng nhận và 3 nhãn hiệu tập thể.

Theo ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, để đảm bảo điều kiện xuất khẩu, Sơn La sẽ đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất sạch cho cây trồng; tập trung ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quan tâm đến quy trình thu hái, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Những nỗ lực của chính quyền địa phương và bà con nhân dân toàn tỉnh Sơn La đã biến thủ phủ thuốc phiện khi xưa thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Kinh tế bà con dân bản dần ổn định; người người, nhà nhà thi nhau làm giàu trên chính vườn cây ăn quả của gia đình mình nên tình trạng tái trồng cây thuốc phiện lâu nay không còn trong tâm trí của người dân tỉnh Sơn La.

Mỹ Hằng – Diệu Linh

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây