11:23:37 21/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Nghệ An 2026-2030

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn được xác định là một trong những giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển điểm đến du lịch. Phát triển du lịch cũng sẽ tác động lan tỏa tới các ngành kinh tế khác, đặc biệt là thương mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Mang lại nhiều lợi ích cho cả nông nghiệp, du lịch, người dân vùng nông thôn. Sự kết hợp này có thể góp phần đa dạng hóa các hoạt động thương mại, giải quyết các vấn đề đầu ra nông sản.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình

Trên thực tế tổ chức thực hiện Chương trình từ 2021 đến nay, nhiều mô hình đã hình thành và mang lại sinh khí mới cho phát triển kinh tế ở nông thôn như: (1) Các mô hình thí điểm do huyện tổ chức thực hiện, gồm: Huyện Nam Đàn 05 mô hình (năm 2023 có 03 mô hình tại các xã Nam Anh, Nam Giang, Nam Cát, năm 2024 có 02 mô hình triển khai trên địa bàn 02 xã); huyện Quỳ Châu (năm 2023 có 01 mô hình triển khai tại xã Châu Tiến, năm 2024 có 01 mô hình triển khai tại xã Châu Bính); huyện Tương Dương có 02 mô hình (năm 2023 có 01 mô hình và năm 2024 có 01 mô hình triển khai tại xã Tam Thái); huyện Con Cuông có 02 mô hình (năm 2023 triển khai 01 mô hình tại xã Yên Khê, năm 2024 triển khai 01 mô hình tại xã Chi Khê); (2) Các mô hình thí điểm cấp tỉnh tổ chức thực hiện tại các địa phương (Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh thực hiện): Xã Yên Hòa – huyện Tương Dương (năm 2021); xã Thành Sơn – huyện Anh Sơn (năm 2022); xã Sơn Thành – huyện Yên Thành và xã Nam Kim – huyện Nam Đàn năm 2023; xã Xuân Thành – huyện Yên Thành và xã Giang Sơn Đông – huyện Đô Lương (năm 2024); (3) Mô hình thí điểm cấp Trung ương: Mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, nâng cao vai trò của cộng đồng gắn với sản xuất và chế biến các sản phẩm từ chanh Thiên Nhẫn tại xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 2478/QĐ-BNN-VPĐP ngày 20/6/2023 về phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (đợt 2). Đến nay chưa trình UBND tỉnh ban hành được Kế hoạch thực hiện vì: địa điểm phát triển du lịch xã Nam Kim, huyện Nam Đàn chưa được có trong quy hoạch huyện.

Từ thực tiễn thực hiện các mô hình giai đoạn 2021 đến nay, khuyến nghị một số định hướng nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện cho giai đoạn 2026-2030

Xác định phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới. Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo. Nghệ An cần:

Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Nghệ An tầm nhìn 2026-2030

Rừng săng lẻ Yên Hòa đã được người dân địa phương sử dụng để phát triển du lịch. Đặc biệt là tổ chức giao lưu văn hóa – văn nghệ, mang đến sự trải nghiệm mới cho khách du lịch khi được hòa mình giữa không gian núi rừng… Ảnh: Đình Tuyên

Thứ nhất, Nâng cao vai trò lãnh đạo, vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển du lịch nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn

Tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn đào tạo về sản phẩm du lịch lưu trú cho người nông dân với mục tiêu là nâng cao kỹ năng chuyên môn và nhận thức về du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch nông thôn.

Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Nghệ An tầm nhìn 2026-2030

Yên Hòa còn có cánh rừng săng lẻ tuyệt đẹp, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Rừng săng lẻ Yên Hòa là địa điểm lý tưởng để trải nghiệm, dạo chơi, cắm trại và tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng. Ảnh: Đình Tuyên

Biến mỗi nông dân thành một đại diện xuất sắc cho điểm đến du lịch nông thôn, đồng thời tăng cường nhận thức cộng đồng. Sự thành công của một điểm du lịch nông thôn không chỉ phụ thuộc vào vẻ đẹp tự nhiên mà còn vào sự thân thiện, hiếu khách của cộng đồng địa phương cũng như nghiệp vụ, uy tín và trách nhiệm trong cung cấp sản phẩm du lịch nông thôn từ phía nông dân.

Thứ hai, Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn

Xây dựng cơ chế cho làng du lịch, giải quyết bài toán cơ chế quản lý đất đai cho nông nghiệp, nông thôn, cùng với đó là xây dựng cơ chế, chính sách tác động vào việc cung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào sản phẩm du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp đăng ký kinh doanh, vay vốn ngân hàng lãi suất thấp, những ưu đãi về thuế cho những hộ dân, doanh nghiệp tham gia loại hình du lịchnông thôn. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp lữ hành đưa du khách về khu vực nông thôn. Xây dựng bộ tiêu chuẩn công nhận, đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng tại khu vực nông thôn từ đó thống nhất cách thức quản lý, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, qua đó huy động vốn đầu tư nước ngoài vào hạ tầng cơ sở.

Thư ba, Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá, cảnh quan trong phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn

Trong quá trình phát triển du lịch nông thôn, việc nhận biết và xác định rõ các giá trị truyền thống của nông thôn trong không gian văn hóa, cảnh quan và diện mạo văn hóa là rất quan trọng. Tăng cường hiệu quả của các hoạt động văn hóa và thông tin ở cấp địa phương, cần tập trung vào bảo tồn và nâng cao giá trị của các di tích lịch sử và văn hóa theo hướng tối ưu nhất. Đồng thời, phát triển đa dạng các loại hình văn hóa và nghệ thuật cũng như sưu tầm, khai thác vốn văn hóa dân tộc. Việc phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống cũng đòi hỏi sự đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động, đồng thời giữ nguyên nội dung chính của các lễ hội.

Phát triển du lịch nên đi đôi với việc khai thác các giá trị của nông nghiệp truyền thống và tập trung vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa bản địa. Đồng thời, cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và làm đẹp cảnh quan.

Thứ tư, Xây dựng một số sản phẩm du lịch nông nghiệp và nông thôn đặc trưng, phát huy được bản sắc văn hóa, lợi thế sẵn có ở địa phương và hệ thống liên kết giữa các điểm du lịch, thu hút được khách du lịch về các vùng nông thôn trải nghiệm, thời gian lưu trú dài

Phát triển du lịch gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với sản phẩm là dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Mỗi điểm du lịch cần được xây dựng đề án phát triển tổng thể dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa và giá trị bản địa tại các thôn, bản.

Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Nghệ An tầm nhìn 2026-2030

Gần đây, nhiều đoàn khách du lịch đã đến Yên Hòa trải nghiệm vẻ đẹp của cánh đồng và cọn nước giữa dòng Chà Hạ. Nơi đây trở thành điểm check-in lý tưởng, lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình trải nghiệm miền Tây Nghệ An. Ảnh: Đình Tuyên

Phát triển du lịch khu vực nông thôn đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện một số tiêu chí quan trọng liên quan đến xây dựng nông thôn hiện đại, đặc biệt là việc tạo ra nguồn sinh kế và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nghề nông truyền thống, duy trì giá trị của sản phẩm địa phương. Qua việc cung cấp các dịch vụ ăn, ở, sinh hoạt và lao động sản xuất cho du khách, cộng đồng địa phương đã trực tiếp hưởng lợi từ ngành du lịch, tạo ra nguồn thu nhập đa dạng và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây