14:36:50 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Bà Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn, một tác động, đa lợi ích”, hướng tới giảm phát thải trong chăn nuôi.

Ngành chăn nuôi, đặc biệt ở Việt Nam với quy mô lớn và mật độ cao, hiện chiếm 10-18% tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Theo số liệu từ Hội Chăn nuôi Việt Nam, tổng lượng khí phát thải (CO2) trong chăn nuôi tính đến năm 2023, lên đến 20,5 triệu tấn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến đổi khí hậu.

Các cơ sở chăn nuôi, nhất là quy mô vừa và nhỏ, thường chưa có hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến khí phát thải trong chăn nuôi gồm: sử dụng điện và năng lượng trong các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong khâu chăn nuôi, ấp nở. Đặc biệt, quá trình hô hấp, tiêu hóa và chất thải là yếu tố lớn nhất gây hiệu ứng khí phát thải nhà kính trong chăn nuôi.

Bà Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Trong chăn nuôi có 2 loại khí nhà kính chủ yếu được phát thải là khí mêtan (CH4) và khí ôxit nitơ (N2O). Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 tấn khí CH4 gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 28 tấn CO2 và 1 tấn khí N2O gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 265 tấn CO2.”

Tính tới tháng 6/2024, tổng đàn lợn của cả nước là 25,549 triệu con, trong đó đàn lợn nái là 3 triệu con. Đáng chú ý, Việt Nam là nước có số đầu lợn đứng thứ 5 và sản lượng thịt đứng thứ 6 thế giới với quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ cao, công nghệ xử lý chất thải tuy nhiều, nhưng chưa hoàn thiện và phù hợp, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ đang chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam giai đoạn 2025-2030 sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các loại thực phẩm khác như gia cầm, tôm cá, thịt đỏ, đạm thực vật và hàng nhập khẩu.

“Bên cạnh đó, dịch bệnh, đặc biệt là sự phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi cũng là một thách thức lớn. Đồng thời, ngành phải chịu áp lực về môi trường và các quy định kiểm soát khí phát thải, hướng tới mục tiêu Net-Zero vào năm 2050 như cam kết tại COP26”, ông Dương chia sẻ thêm.

Ông Jae Cheol Kim, Giám đốc Trung tâm Giải pháp kỹ thuật khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Việc áp dụng khẩu phần đạm thô thấp sẽ đem lại giá trị kinh tế thiết thực trong quá trình chăn nuôi.

Dựa trên số heo và đàn gia cầm tại Việt Nam, có tới 432,000 tấn khí CO2 bài thải ra môi trường. Theo tính toán, nếu giảm 1% đạm thô trong thức ăn cho lợn, chúng ta có thể giảm 20.000 tấn khí CO2, tương đương lượng khí phát thải của 4.400 xe hơi.

Đồng tình với bà Ninh Thị Len việc áp dụng khẩu phần đạm thô thấp giúp cân bằng axit amin dư thừa, giảm bài thải Ni tơ ra môi trường, ông Jae Cheol Kim, Giám đốc Trung tâm Giải pháp kỹ thuật khu vực Châu Á Thái Bình Dương khẳng định: “Thức ăn thấp đạm thô sẽ hiệu quả hơn và không phải thức ăn kém chất lượng.”

Theo nghiên cứu, được ông Jae Cheol Kim trình bày, khi giảm 3-4% đạm thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn sẽ đem lại lợi nhuận gần 200 triệu đồng cho 1 trang trại với quy mô 1000 con và rút ngắn 6 ngày nuôi.

Bài toán kinh tế khi giảm 3-4% đạm thô trong khẩu phần ăn của lợn.

Từ năm 2023, Bộ NN-PTNT cùng Viện Chăn nuôi đã bắt đầu tập trung vào nghiên cứu đề tài Giảm mức protein trong thức ăn cho lợn nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi.

Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi đặt kỳ vọng kết quả đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi theo tình hình mới và là cơ sở để nhà nước đưa ra quy định phù hợp đối với mức protein trong thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Bà Ninh Thị Len chia sẻ, các giải pháp giảm khí thải trong chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào khâu chăn nuôi, quản lý xử lý chất thải từ chăn nuôi, tuy nhiên, cần quan tâm hơn đến yếu tố đầu vào của quá trình chăn nuôi, đó là dinh dưỡng để cung cấp protein, axit amin gần nhất với nhu cầu của vật nuôi.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây