Việc Ấn Độ trở lại đường đua xuất khẩu gạo đã khiến giá gạo của Việt Nam, Thái Lan đều có xu hướng giảm. Dù vậy, giá gạo Việt Nam vẫn đang cao nhất thế giới.
Bản tin của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tuần từ 21/10 – 25/10/2024, giá gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đều giảm so với tuần trước.
Theo đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 510 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn so với tuần trước. Hiện, nhu cầu gạo Thái Lan vẫn khá ổn định.
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đạt 467 USD/tấn, giảm 26 USD/tấn so với tuần trước, giá gạo Ấn Độ ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023, do Chính phủ đã gỡ bỏ thuế xuất khẩu và giá xuất khẩu tối thiểu.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 532 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn sovới tuần trước. Giá giảm do cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác.
Hiện nay, Ấn Độ đã bỏ cơ chế áp dụng giá sàn 490 USD/tấn đối với gạo trắng non-basmati xuất khẩu. Đây là nội dung được Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ công bố ngày 23/10/2024. Trước đó, ngày 28/9/2024, Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non – basmati nhưng áp dụng giá sàn 490 USD/tấn. Việc bỏ cơ chế giá sàn này đồng nghĩa với việc Ấn Độ tự do hóa hoàn toàn hoạt động thương mại gạo.
Trong khi đó, Indonesia đang có kế hoạch mở rộng diện tích canh tác lúa mới từ 750.000 ha đến 1 triệu ha vào năm 2025 như một phần trong nỗ lực tự cung tự cấp lương thực của tân Tổng thống Prabowo Subianto. Trong hai năm qua, lượng gạo nhập khẩu của Indonesia đã tăng vọt, ở mức hơn 3 triệu tấn mỗi năm, do sản lượng trong nước bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn bất thường
Malaysia cũng đang triển khai nhiều sáng kiến bao gồm các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đảm bảo năng suất lúa ổn định, giảm nhập khẩu gạo và tăng thu nhập cho nông dân. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia Datuk Seri Mohamad Sabu, tính đến tháng 9/2024, Malaysia đã nhập khẩu tổng cộng 1.358.718 tấn gạo. Trong đó, nguồn cung chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Campuchia, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Myanmar và Tây Ban Nha.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, dự báo xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 tăng 2,3 triệu tấn lên 56,3 triệu, cao hơn một chút so với dự báo chỉnh sửa năm trước đó và là mức cao thứ hai được ghi nhận.
Dự báo xuất khẩu năm 2025 của Ấn Độ tăng 3,0 triệu tấn, lên 21,0 triệu, trong khi dự báo cho Brazil, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam lại bị hạ xuống. Dự báo nhập khẩu 2025 sẽ được nâng cấp đối với một số quốc gia có giá dự kiến thấp hơn và khả năng xuất khẩu lớn hơn nguồn cung cấp, trong đó Trung Quốc, Nepal và Philippines có mức tăng lớn nhất.
Sản lượng gạo toàn cầu năm 2024/25 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo đạt mức kỷ lục 530,4 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Ấn Độ chiếm phần lớn trong đợt điều chỉnh tăng, với dự báo sản lượng cũng được nâng lên đối với Ai Cập, Guyana, Nhật Bản và Venezuela, nhưng lại hạ xuống đối với Philippines.
Nguồn cung toàn cầu (tồn kho ban đầu cộng với sản lượng) năm 2024/25 được dự báo đạt mức kỷ lục 710,3 triệu tấn, tăng 5,6 triệu tấn so với dự báo trước đó do lượng hàng tồn kho lớn hơn và dự báo sản lượng tăng. Sử dụng trong nước và sản lượng còn lại toàn cầu năm 2024/25 được dự báo đạt mức kỷ lục 528,triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với dự báo trước đó mặc dù dự báo của Ấn Độ giảm 1,0 triệu tấn xuống còn 120,0 triệu tấn. Dự kiến lượng dự trữ cuối kỳ toàn cầu năm 2024/25 là 182,2 triệu tấn, tăng gần 5,0 triệu tấn so với dự báo trước đó và là mức lớn nhất kể từ năm 2021/22.
Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mức tăng này, với lượng dự trữ cuối kỳ của Ấn Độ tăng 4,0 triệu tấn lên mức kỷ lục 43,0 triệu tấn.
Trong tháng qua, giá giao dịch cho hầu hết các loại gạo xay xát nguyên hạt thường (không phải gạo xát trắng hoặc gạo thơm) từ Thái Lan đã giảm 10-13%, chủ yếu là do Ấn Độ tạm dừng lệnh cấm xuất khẩu gạo xay xát không phải gạo basmati và nguồn cung toàn cầu lớn hơn. Giá báo từ Việt Nam, Pakistan và Myanmar cũng giảm.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn