09:53:29 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Ông Nguyễn Bảo Trí, Giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (có trụ sở tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) chia sẻ, kể từ tháng 9/2024, theo quy định mới của EU các doanh nghiệp thương mại không được phép tự đăng ký chứng nhận vùng nguyên liệu dừa hữu cơ. Thay vào đó, các tổ chức có pháp nhân đại diện cho nông dân (hợp tác xã) sẽ đứng ra làm việc này.

Ông Nguyễn Bảo Trí (Công ty Dừa Lương Quới) chia sẻ với các HTX về hoạt động liên kết thu mua dừa hữu cơ tại buổi họp mặt chia sẻ kinh nghiệm sản xuất dừa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú. Ảnh:Minh Đảm.

Ông Trí giải thích rõ hơn, trước đây Công ty Dừa Lương Quới cũng như nhiều đơn vị thương mại khác trực tiếp làm việc với các hộ dân, tự đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các hồ sơ, thủ tục mời đơn vị đánh giá chứng nhận vùng nguyên liệu dừa hữu cơ (doanh nghiệp đứng tên là chủ sở hữu vùng nguyên liệu trong giấy chứng nhận). Khi mua bán có làm việc thông qua các HTX, tuy nhiên, đối với việc này, đối tác mua hàng không đồng tình bởi họ cho rằng việc này thiếu chặt chẽ trong truy xuất nguồn gốc, có thể xuất hiện gian lận.

“Từ tháng 9 năm nay, nếu đơn vị nào đánh giá mới thì phải do tự HTX làm đánh giá, công ty không được tự làm chứng nhận. Khi chuyển qua cách đánh giá mới này, HTX sẽ là chủ sở hữu chứng nhận chứ không phải doanh nghiệp. HTX có trách nhiệm ký kết hợp đồng với các hộ dân trong chuỗi giá trị dừa trong HTX của mình, chứ không phải là công ty ký như trước đây. Công ty chỉ ký hợp đồng mua bán với các HTX đã có chứng nhận vùng nguyên liệu dừa hữu cơ”, ông Trí nói.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chi phí để thuê đơn vị đánh giá độc lập để chứng nhận vùng nguyên liệu dừa hữu cơ rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng, trong khi năng lực của nhiều HTX còn hạn chế.

Công ty Dừa Lương Quới là doanh nghiệp thực hiện liên kết thu mua dừa hữu cơ với số lượng rất lớn ở tỉnh Bến Tre, từ 3 – 5 triệu quả/tháng. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Dừa Lương Quới đã mời 17 HTX là đại diện thu mua của doanh nghiệp tại địa phương cùng bàn bạc đi đến thống nhất đưa ra 2 phương án để thực hiện. Thứ nhất, HTX nào đủ năng lực sẽ tự bỏ kinh phí ra để thực hiện chứng nhận cho HTX mình. Thứ hai, HTX nào không đủ tiềm lực sẽ được Công ty Dừa Lương Quới hỗ trợ kinh phí để thực hiện đánh giá.

“Các HTX ở huyện Thạnh Phú và Bình Đại thống nhất không đủ năng lực và kinh phí để tự đánh giá và nhờ công ty hỗ trợ kinh phí để đánh giá, công ty cũng đồng tình phương án này. Với phương án này, công ty là đơn vị ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các HTX. Ngược lại, HTX nào có đủ năng lực tự đánh giá chứng nhận thì có quyền mua bán rộng rãi với bất kỳ doanh nghiệp nào, không lệ thuộc bất cứ đơn vị nào”, ông Trí cho hay.

Sơ chế cơm dừa tại HTX Nông nghiệp Thới Thạnh đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương. Ảnh:Minh Đảm.

Thực tế, phương án này của Công ty Dừa Lương Quới được các HTX rất đồng tình. Tại huyện Thạnh Phú đã thành lập được Liên hiệp HTX cho ngành dừa hữu cơ với 7 thành viên. Đại diện Liên hiệp HTX sẽ là đơn vị trực tiếp làm việc với các HTX thành viên để thực hiện đánh giá vùng nguyên liệu dừa hữu cơ. Từ đây, Liên hiệp HTX dừa hữu cơ Thạnh Phú sẽ là pháp nhân đại diện cho người trồng dừa hữu cơ ở các HTX thành viên xác nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đàm phán với doanh nghiệp về hợp đồng mua bán.

Ông Trần Văn Ửng, Giám đốc Liên hiệp HTX dừa hữu cơ Thạnh Phú cho biết: “Liên hiệp sẽ đứng ra làm đầu mối tổ chức đánh giá để giảm chi phí, đứng tên chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ Thạnh Phú. Giá cả thu mua của doanh nghiệp với bà con nông dân cũng được duy trì như năm ngoái, nếu dưới 50.000 đồng/chục thì cộng thêm 20%. Còn từ 50.000 – 100.000 đồng/chục thì cộng thêm 15%. Nói chung nhờ doanh nghiệp hỗ trợ nên chúng tôi đã giải quyết được khó khăn, ổn định sản xuất”.

Nói về quy định mới của EU trong việc thay đổi pháp nhân sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ, ông Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre cho rằng, sắp tới đây nhiệm vụ đặt ra cho HTX trồng dừa là phải đảm bảo về năng suất, sản lượng và phải đủ năng lực trong quản trị, đủ các điều kiện để thực hiện chứng nhận dừa hữu cơ theo tiêu chuẩn EU.

Đối với các địa phương khi triển khai xây dựng chuỗi giá trị dừa hữu cơ, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phải gắn chặt chẽ với doanh nghiệp để đồng hành giúp cho các HTX phát triển, hình thành, hoàn thiện chuỗi giá trị. Các HTX phải nâng cao năng lực để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, được doanh nghiệp liên kết đầu tư để HTX thực hiện sơ chế, bảo quản dừa, từ đó giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi nông thôn.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre chia sẻ với các HTX về định hướng phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là các HTX hoạt động trong ngành dừa thời gian tới. Ảnh:Minh Đảm.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phương, trong phát triển HTX, đặc biệt là trong ngành dừa, sự tham gia tích cực, đóng góp kinh nghiệm của các thành viên là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Quyết tâm trong việc tổ chức sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là việc thành lập các tổ đội trong hợp tác xã để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng cần tranh thủ những điều khoản có lợi cho hoạt động của HTX trong Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, nhất là tại Khoản 1 Điều 124 Luật Đất đai năm 2024 quy định các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất và Khoản 1 Điều 157 Luật Đất đai quy định trường hợp miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.

“Trong thời gian tới, các địa phương phải đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất phù hợp, tạo điều kiện cho các HTX thực hiện thủ tục thuê đất theo quy định, để làm mặt bằng, xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, nhà xưởng sản xuất, xây dựng cơ sở, dịch vụ, trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong đó ngành dừa”, ông Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Bến Tre nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Chánh Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre chia sẻ, hiện nay, tỉnh có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích được chứng nhận khoảng 13.000ha. Chuỗi giá trị dừa có 34 HTX, 32 THT với 7.000 thành viên sản xuất với diện tích hơn 10.000ha, 14 doanh nghiệp đồng hành. Ông đề nghị Liên minh HTX, Phòng NN-PTNT hỗ trợ công tác điều hành chuỗi giá trị của đơn vị.

Minh Đảm – Hoàng Vũ

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây