12:21:42 18/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Năm lần bảy lượt bị Dịch tả lợn châu Phi vùi dập, anh nông dân Hà Nội phục hồi trang trại nhờ cách này

Mục lục

    Đã từng vài ba lần điêu đứng vì bị dịch tả lợn châu Phi quét qua khiến cả đàn lợn nái vài chục con tan đàn xẻ nghé, nhờ mạnh dạn tiêm vaccine Dịch tả lợn châu Phi, anh Nguyễn Mạnh Đại, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng (Mỹ Đức, Hà Nội) đã vực dậy đàn lợn một cách thần kỳ.

    Tìm được cánh cửa “chặn” Dịch tả lợn châu Phi

    Trang trại của anh Nguyễn Mạnh Đại, ở thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng (huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội) nằm giữa cánh đồng bao la, bát ngát. Giữa trưa hè nắng oi ả nhưng không khí trang trại vẫn rất thoáng mát nhờ những cơn gió liên tục thổi về từ cánh đồng. Đặc biệt, dù là trang trại chăn nuôi nhưng chúng tôi không cảm nhận thấy mùi hôi của chất thải gia súc.

    “Tính đến nay, tôi đã gây dựng trang trại này được gần 20 năm, cũng trải qua nhiều phen long đong, lận đận nhưng chưa khi nào tôi thấy khốc liệt như khi dịch tả lợn châu Phi quét qua trang trại”, anh Đại nói.

    Đó là khi lần đầu tiên loại dịch bệnh này xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2019 và nhanh chóng lây lan ra nhiều tỉnh thành, trang trại của anh Đại cũng như nhiều nông dân trong khu vực cũng không ngoại lệ, dịch quét qua như một cơn bão, chuồng trại trống trơn. “Có thời điểm tôi phải bán lợn hơi với giá 28.000 – 30.000 đồng/kg, thua lỗ nặng nề”, anh Đại nhớ lại thời điểm dịch bệnh mới xuất hiện.

    Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam và anh Nguyễn Mạnh Đại (bên phải), thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng (Mỹ Đức, Hà Nội) kiểm tra sức khỏe đàn lợn đã được tiêm phòng vaccine Dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: T.Q

    Không nản chí, anh lại tiếp tục vào đàn, nhưng dịch tả lợn châu Phi vẫn không tha, mấy chục con lợn nái nhiễm dịch, vợ chồng anh rớt nước mắt nhìn cả cơ nghiệp của mình phải tiêu hủy.

    Thất bại liên tiếp vì dịch tả lợn châu Phi, có lúc vợ chồng anh Đại muốn bỏ nghề chăn nuôi, đi làm thuê nhưng trong một lần nói chuyện với cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp đang cung cấp thức ăn chăn nuôi cho trang trại, anh được biết đã có những trang trại sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi và luôn vững vàng trước các cơn bão dịch.

    Vậy là anh Đại “khăn gói lên đường”, tìm đến trang trại của ông Lê Viết Thể ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng (TP.Hà Nội) để tìm hiểu về quy trình tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE. “Sau khi tận mắt thấy quy mô trang trại của anh Thể, cách anh ấy giúp đàn lợn bình yên trong các cơn bão dịch thì tôi biết, mình đã tìm ra một cánh cửa hiệu quả chặn dịch tả lợn châu Phi cho trang trại của mình”, anh Đại nói.

    Sau chuyến “tầm sư học đạo” này, anh Đại đã mời cán bộ kỹ thuật của Công ty CP AVAC Việt Nam, đơn vị nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE đến thăm trại nuôi, hỗ trợ lấy mẫu lợn mang đi xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Khi có kết quả 70 con lợn thịt chưa đến kỳ xuất bán âm tính với loại bệnh này, tháng 7/2023, anh bắt đầu tiêm những mũi vaccine Dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE đầu tiên cho đàn lợn của gia đình.

    Cũng theo anh Đại, do hai khu nuôi lợn thịt và lợn nái của gia đình anh nằm giáp nhau, thời điểm anh tiêm vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt, đàn lợn nái đang mang thai, anh định đánh liều tiêm thử cho cả lợn nái nhưng phía công ty khuyến cáo không nên tiêm. Sau đó, một số con nái chưa được tiêm có biểu hiện mắc bệnh và lần lượt nối nuôi nhau ra đi. Điều may mắn là, đàn lợn thịt vừa được tiêm phòng vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

    Để củng cố hơn nữa niềm tin vào loại vaccine mới, 29 ngày sau tiêm, anh Đại cùng cán bộ kỹ thuật của Công ty AVAC lấy mẫu máu đàn lợn mang đi xét nghiệm, đồng thời gửi thêm mẫu máu tới Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để kiểm tra, đối chứng. Kết quả của cả hai lượt kiểm tra cho thấy, khả năng bảo hộ với bệnh dịch tả lợn Châu Phi sau khi tiêm vaccine đạt trên 94%.

    Từ kết quả này, anh Đại “đánh liều” tiêm cho đàn hậu bị và hiện tại, số lợn hậu bị được tiêm phát triển bình thường, đã bắt đầu sinh sản lứa thứ 2.

    “70 con lợn thịt tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi đợt đầu tiên đã mạnh khỏe, an toàn vượt qua bão dịch, đã cho xuất chuồng. Thời điểm xuất bán, giá lợn hơi ổn định ở mức cao, 67.000 – 68.000 đồng/kg nên tính ra mỗi con lợn thịt xuất chuồng, gia đình tôi có lãi 2,2 – 2,5 triệu đồng/con, bù lại cho những lúc vất vả, thua lỗ vì dịch bệnh”, anh Đại hồ hởi khoe.

    Sau khi tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi thành công ở trang trại, anh Đại cũng đã động viên nhiều trang trại trên địa bàn tiêm thử nghiệm, kết quả, đàn lợn tại các trang trại này đều phát triển bình thường.

    Đàn lợn hậu bị của gia đình anh Nguyễn Mạnh Đại phát triển khỏe mạnh sau tiêm vaccine Dịch tả lợn châu Phi và đã sinh sản thành công. Ảnh: T.Q

    Tiếp tục nghiên cứu, phát triển, mở rộng đối tượng cho vaccine Dịch tả lợn châu Phi

    Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở 21 tỉnh, thành phố. Trong đó, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn là những địa phương chịu thiệt hại nặng nhất. Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y thông tin, tại tất cả các hộ có dịch xảy ra đàn lợn đều chưa tiêm phòng vaccine Dịch tả lợn châu Phi.

    Tuy nhiên, khó khăn trong tiêm phòng vacicne hiện nay là chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các hộ nông dân tiêm phòng dịch cho lợn.

    Trước tình hình cấp bách, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất vaccine đã bổ sung công dụng đối tượng tiêm phòng. Cụ thể, vaccine ASF trước đây sử dụng cho đối tượng từ 8 – 10 tuần tuổi, giờ đã có thể sử dụng cho đối tượng nuôi từ 4 tuần tuổi trở lên. Hiện nay, vaccine dịch tả lợn châu Phi đã sản xuất được khoảng 6 triệu liều, sử dụng tiêm phòng ở trong nước 3,9 triệu liều, xuất khẩu trên 300.000 liều.

    Theo ông Minh, vaccine dịch tả lợn châu Phi được các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất không chỉ hiệu quả đối với tiêm phòng đàn lợn trong nước mà còn được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Vừa qua, phái đoàn của Bộ Nông nghiệp nước CH Dominicana đã có buổi làm việc và đặt vấn đề với lãnh đạo Bộ NNPTNT về việc cử đoàn chuyên gia sang hỗ trợ phòng, chống và tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho biết, vaccine AVAC ASF LIVE được đăng ký và cấp giấy chứng nhận lưu hành theo đúng quy định của Luật Thú y.

    Đây là một trong hai loại vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi thương mại đầu tiên được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh hơn 100 năm qua chưa có vaccine thương mại trong phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi nào được cấp phép trên thế giới.

    Để có được kết quả này, sản phẩm đã qua rất nhiều khâu kiểm tra, đánh giá (tại công ty, Trung tâm kiểm nghiệm của Cục Thú y, sử dụng trên diện hẹp tại một số trang trại…).

    Các kết quả thu được cho thấy sự đồng nhất giữa nghiên cứu và thực tiễn, vaccine hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Hiện tại, ngoài cung cấp trong nước công ty đã ký kết phân phối xuất khẩu loại vaccine này tới một số quốc gia trên thế giới (dự kiến tháng 7 sẽ lưu hành tại Philipines)

    Cũng theo ông Nguyễn Văn Điệp, vaccine dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE đã khẳng định hiệu quả và được phép lưu hành tự do trên đối tượng lợn thịt. Vaccine cũng đc chứng minh an toàn và hiệu quả trên đối tượng lợn giống. Công ty đã hoàn tất quy trình và đang đăng ký cấp phép theo quy định để bổ sung đối tượng sử dụng cho lợn giống, bao gồm lợn hậu bị, nái và đực giống.

    K.Nguyên – M.Ngọc

     

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây