04:08:06 27/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk: Điểm sáng từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại sự chuyển mình rõ rệt cho nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây chính là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh Đắk Lắk.

Cơ giới hóa nông nghiệp được tăng cường

Sáng 25/10, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đại hội, trong những năm qua,tỉnh Đắk Lắkluôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, cùng với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, kinh tế – xã hội của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024.

Giai đoạn 2019-2020, tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 107 hộ với diện tích hơn 5 ha; hỗ trợ đất sản xuất cho 468 hộ với diện tích hơn 194 ha; hỗ trợ 2.335 bồn nhựa chứa nước loại 500 lít cho các hộ dân tại các huyện: Lắk, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Pắk.

Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở sơ chế, chế biến; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, có chứng nhận. Số lượng và tỷ lệ sử dụng phân bón hóa học giảm, phân bón hữu cơ tăng lên tương ứng.

Việc thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến, nhất là nông nghiệp công nghệ cao và cơ giới hóa nông nghiệp được tăng cường. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Nhiều tuyến đường nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được xây dựng khang trang.

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 176 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp; có khoảng 34 doanh nghiệp và 276 trang trại, gia trại tham gia liên kết với doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển 8 nhóm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh với tổng số 13.969 cơ sở và 36.813 lao động tham gia…

Nông thôn mới giúp xã vùng sâu “thay da đổi thịt”

Thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 4 Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ trên 1.340 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng mới 157 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống và duy tu bảo dưỡng 174 công trình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, lồng ghép với 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Đến nay, có 74,96% đường xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 65,97% đường thôn, buôn và đường liên thôn, buôn được cứng hóa; 58,9% đường ngõ xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm.

Toàn tỉnh có 78 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, đạt 79% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Hiện có 5 xã đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, đạt 25% so với kế hoạch…

Những kết quả xây dựng nông thôn mới đã giúp cho nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng có những bước chuyển mình tích cực. Đơn cử, xã Ea M’đroh (huyện Cư Mgar) nằm ở vùng sâu vùng xa với địa hình đồi núi. Toàn xã có 1.818 hộ dân, với tổng số 8.502 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 76%.

Một trang trại chăn nuôi dê quy mô lớn tại xã Ea Kpam, huyện Cư Mgar.

Ông Triệu Sinh Minh, Trưởng thôn Đại Thành, xã Ea M’đroh, trước đây các con đường giao thông nông thôn trên địa bàn chủ yếu là đường đất. Vào mùa mưa, những con đường này trở nên trơn trượt, lầy lội, việc di chuyển của người dân, các phương tiện vô cùng gian nan. Việc tiêu thụ nông sản cũng là thách thức lớn với người dân địa phương nơi đây. Nhiều gia đình lặn lội chở nông sản đến địa phương khác cách khoảng 6-7km nhưng chỉ bán được với giá bèo bọt, chỉ hơn 3.000 đồng/kg bắp.

Những bất tiện về đường xá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đến việc học tập của học sinh trên địa bàn. Không ít hôm, trẻ đi học và trở về với thân hình lấm lem bùn đất vì bị té ngã xuống đường. Nhiều cháu nhỏ thường xuyên nghỉ học, đặc biệt là vào những ngày trời mưa.

Đến nay, những con đường nhỏ hẹp, nắng bụi, mưa lầy trước đây đã được thay thế bằng những tuyến đường bê tông. Bộ mặt nông thôn tại địa phương ngày càng “thay da đổi thịt”.

Người dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk chú trọng phát triển các cây trồng chủ lực.

Ông Minh lý giải: “Khi tuyến đường nông thôn mới được bê tông hóa kiên cố không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân ngày càng thuận lợi, mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân địa phương. Người dân không phải vận chuyển nông sản đến địa phương khác bán như trước đây nữa mà bán ngay tại vườn, với giá cao. Từ đó, cuộc sống của bà con cũng ngày càng được cải thiện, nâng cao. Được đi trên những con đường bê tông khang trang, học sinh trên địa bàn hào hứng đến trường mỗi ngày, thi đua nhau học tập và không còn tình trạng nghỉ học như trước đây nữa”.

Phương Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây