07:47:08 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Giá cau tươi ở Đắk Lắk “tuột dốc” chỉ còn 40.000-60.000 đồng/kg, lò sấy, đại lý thu mua có động thái lạ

Giá cau tươi ở tỉnh Đắk Lắk “tuột dốc” chỉ còn 40.000-60.000 đồng/kg, thị trường bỗng im ắng lạ thường, lượng người đi mua cau thưa thớt. Nhiều lò sấy, đại lý thu gom chỉ mua cau tươi với số lượng “nhỏ giọt”, hoạt động cầm chừng, thậm chí có lò tạm ngừng hoạt động.

Làng quê bỗng vắng bóng người đi mua cau

Sau một thời gian liên tục tăng cao, lên gần 100.000 đồng/kg,giá cau tại tỉnh Đắk Lắkbất ngờ quay đầu “lao dốc”, hiện chỉ còn 40.000-60.000 đồng/kg. Sự biến động này đã tác động đáng kể đến hoạt động mua bán cau và tâm lý của người dân nơi đây.

Một lò sấy cau tại huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk).

Tại các vườn cau, không khí giao dịch đã trở nên trầm lắng. Khác với những hình ảnh thương lái tấp nập di chuyển khắp các ngõ xóm để mua cau, giờ đây chỉ còn thưa thớt người đi mua khiến nhiều chủ vườn không khỏi lo lắng.

Bà Đỗ Thị Bích Hằng, trú tại xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chia sẻ: “Gia đình tôi có khoảng gần 100 cây cau trồng xen canh sầu riêng. Khi giá cau liên tục tăng, hằng ngày có rất nhiều người đến hỏi mua. Nhưng thời điểm đó gia đình tôi liên tục bị kẻ gian đột nhập vào rẫy để trộm cắp cau. Do đó, chúng tôi không kịp bán khi giá lên đỉnh”.

Cũng theo bà Hằng, khoảng 4-5 ngày nay, khi giá cau bất ngờ giảm mạnh, người dân mòn mỏi chờ thương lái đến hỏi nhưng không thấy ai. “Trong khi đó, số cau còn lại trên diện tích của gia đình tôi đã đến ngày thu hoạch. Nếu không thu hoạch kịp thì những trái cau sẽ già và rụng”, bà Hằng lo lắng.

Tại thôn 5, xã Hòa Thuận, chị Bình cũng đang bối rối khi gia đình bán cả vườn cau cho một thương lái nhưng nhiều ngày nay không ai đến cắt cau.

“Gia đình tôi có hơn 100 cây cau đang trong thời kỳ kinh doanh. Cách đây hơn 1 tháng, khi giá cau liên tục tăng cao, gia đình tôi đã đồng ý bán cả vườn cau cho một thương lái và thống nhất chốt giá theo từng ngày lúc cắt. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày nay không thấy ai đến cắt cau nữa”, chị Bình giải thích.

Giá cau “lao dốc”, các lò sấy hoạt động ở mức cầm chừng.

Quốc lộ 27 (đoạn qua huyện Cư Kuin) từng là một trong những tuyến đường có nhiều điểm mua cau với giá cao, nhưng hiện tại chỉ còn một vài thương lái đặt cân bên ven đường để thu mua. Tuy nhiên, số lượng người đến bán cau cũng trở nên thưa thớt.

Ông Văn Phước, chủ một điểm thu mua cau tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk), cho hay cách đây khoảng 5 ngày, giá cau bất ngờ “sập sàn”, giảm 30.000 đồng/kg. Hiện ông đang thu mua cau tươi với giá từ 40.000-60.000/kg. “Thị trường cau bây giờ rất vắng. Không còn cảnh người đi mua cau tấp nập như hội nữa. Số lượng người đi mua cau, bẻ cau giảm đáng kể, chỉ còn 10-20%”, ông Phước nói.

Theo các thương lái, sự đột ngột hạ giá này đã khiến cho thương lái gặp khó khăn trong quá trình thu mua. Nhiều người nông dân không nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, dẫn đến không đồng ý bán giá thấp.

Các lò sấy sau, đại lý thu gom cau tươi có động thái lạ

Lo sợ cau tiếp tục rớt giá, các thương lái tại Đắk Lắk không thu mua ồ ạt như trước đây mà chỉ chọn lựa hàng chất lượng. Ông Văn Phước lý giải: “Trước đây, chúng tôi thu mua mọi loại cau, nhưng giờ phải “tuyển” hàng đẹp, đủ size từ 45-50 quả/kg để tránh thua lỗ”.

Các hoạt động tại lò sấy cau trở nên trầm lắng hơn, một lò sấy trên địa bàn xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột tạm ngừng hoạt động.

Ngoài việc “tuyển” cau đẹp, các thương lái cũng thu mua cầm chừng hơn. “Để hạn chế rủi ro khi giá cau liên tục giảm, tôi phải chốt giá hằng ngày với các lò sấy và thu mua với số lượng “nhỏ giọt”. Nếu như, trước đây mỗi ngày tôi thu mua vài tấn cau tươi thì hiện nay chỉ mua vài tạ để giữ chân bạn hàng”, ông Phước nói.

Tại lò sấy cau ở xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin của ông Nguyễn Hồng Hạnh, việc thu mua cau cũng hạn chế hơn. Ông Hạnh cho biết: “Thời điểm giá cau cao chót vót, lò sấy của chúng tôi thu mua 40-50 tấn cau tươi mỗi ngày, thậm chí có ngày lên đến 90 tấn. Tuy nhiên, khi giá cau quay đầu, chúng tôi chỉ mua cầm chừng khoảng 15 tấn/ngày”, ông Hạnh nói.

Nhiều lò sấy cau trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ngừng thu mua và chỉ còn vài công nhân đang xử lý số hàng còn lại. Thậm chí, một lò sấy cau tại xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột đã tạm ngừng hoạt động trong 3 ngày qua. “Cách đây khoảng 10 ngày, lò sấy này vẫn tấp nập tiếng máy móc, đông đúc thương lái chờ đợi đến lượt để nhập hàng. Thế nhưng, vài ngày nay, mọi hoạt động đã tạm ngưng, không còn thấy bóng dáng ai làm việc bên trong nữa” – một người dân ở gần các lò sấy cau cho hay.

Thương lái lựa chọn kỹ lưỡng, chỉ “tuyển” hàng đẹp khi mua cau. Số lượng người đi mua cau cũng giảm chỉ còn 10-20% so với thời điểm giá cao.

Ngành chức năng khuyến cáo về trồng cau

Nói về nguyên nhân khiến giá cau “lao đốc”, một thương lái tiết lộ, do cửa khẩu bên Trung Quốc đang bị ứ đọng, dẫn đến hàng tồn rất nhiều.

Việc giải quyết các thủ tục hải quan cũng không kịp thời. Thêm vào đó, trước đây nhiều thương lái thu mua cau một cách ồ ạt mà không nắm rõ nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc. Do đó, khi cung và cầu đã bão hòa thì giá cau giảm là điều khó tránh khỏi.

Hơn nữa, vào cuối mùa, chất lượng cau thường kém hơn so với đầu mùa cũng góp phần làm cho giá cau giảm thêm.

Tại các vườn cau của bà con nông dân, vắng bóng người hỏi mua.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, năm 2023, toàn tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích 1.358ha cau. Trong đó, diện tích trồng mới là 365ha; diện tích cho sản phẩm là 586ha. Năng suất trên diện tích cho sản phẩm là 139,41 tạ/ha. Tổng sản lượng cau năm 2023 của toàn tỉnh là 8.170 tấn.

Một lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, cho biết cau không phải loại cây trồng chính và không nằm trong quy hoạch phát triển của ngành nông nghiệp tại Đắk Lắk mà chỉ là cây trồng phát sinh phụ.

Bên cạnh đó, giá cau thường xuyên biến động, lên xuống thất thường và hiệu quả kinh tế chưa được đánh giá rõ ràng.

Hơn nữa, cau cũng không có thị trường ổn định, nhiều thương lái nói mua cau xuất sang Trung Quốc làm kẹo cau nhưng đa số đều đi theo đường tiểu ngạch.

Do đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân cần cẩn trọng, không nên mở rộng diện tích, không trồng cau đại trà, đông đặc mà chỉ nên tận dụng các bờ ranh của nương rẫy hoặc diện tích đất xấu để trồng xen canh nhằm tăng thêm thu nhập.

Phương Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây