06:57:37 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Thứ chim bé như nắm tay, tối ngày chỉ ăn với đẻ, ông nông dân Lâm Đồng nuôi thành công, hưởng “lương cao”

Khác với nhiều hộ nông dân nuôi chim cút lấy trứng thường, một gia đình ở xã Hòa Ninh, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chọn con đường nuôi chim cút cho trứng lộn. Tuy quy trình sản xuất cần chú trọng nhiều kỹ thuật hơn nhưng cũng đem lại hiệu quả kinh tế xứng đáng.

Gia đình ông Đoàn Văn Đồng, Thôn 6, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh bắt đầu nuôi chim cút từ năm 2017.

Ông Đoàn Văn Đồng cho biết: “Ban đầu, gia đình cũng nuôi gà, nuôi chim cút lấy trứng tươi, trong nghề chúng tôi gọi là trứng lạt. Sau đó, nhận thấy nhu cầu thị trường với trứng cút lộn, gia đình đã chuyển hướng sang nuôi cút ấp trứng lộn”. Hiện tại, gia đình ông Đoàn Văn Đồng đang nuôi 40 ngàn chim cút theo kĩ thuật nuôi và ấp trứng lộn.

Ông Đoàn Văn Đồng cho biết, khác với những hộ nuôi cút lấy trứng tươi, trứng lạt; trại nuôi chim cút làm trứng lộn phải có giống đực và cái.

Hiện tỷ lệ của trại cút nhà ông đang là 1 trống – 4 mái. Cút đực và con cái được thả chung chuồng, với chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Một ô chuồng, ông thả từ 45 – 50 con cút, trong đó có 5 cút đực, còn lại là cút cái.

Theo ông Đồng, chu trình phát triển của cút rất nhanh, từ khi nhập về chỉ 21 ngày là sinh sản. Tuy nhiên, lứa trứng thời gian đầu chưa đủ thành thục để ấp thành trứng lộn. Trứng cút thời gian đầu được bán như trứng bình thường, sau 21 ngày đẻ, trứng mới đủ lớn để ấp thành trứng lộn.

Hiện tại, gia đình ông Đoàn Văn Đồng có 3 lò ấp, mỗi lần ấp được 20 ngàn trứng. Ông Đồng thông tin: “Trứng cút ấp nở ra con cút non là từ 17 – 21 ngày. Nhưng ấp để làm trứng lộn thì chỉ tám ngày là ra một mẻ thành phẩm. Trứng cút ấp 8 ngày là con trong trứng đạt độ vừa, thị trường ưa chuộng”.

Ông Đoàn Văn Đồng, nông dân nuôi chim cút đẻ trứng, ấp trứng chim cút thành trứng cút lộn đang kiểm tra mẻ ấp. Trang trại nuôi chim cút của ông Đồng ở xã Hòa Ninh, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng).

Điều ông Đoàn Văn Đồng chia sẻ đó là kĩ thuật nuôi cút lấy trứng lộn không khác nhiều so với nuôi cút lấy trứng tươi bình thường.

Chủ yếu là cho ăn đủ, nước uống đủ và làm vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên, loại cám dành cho cút nuôi làm trứng lộn phải là cám chuyên biệt. Vì vậy, trại cút của gia đình ông đã chọn hãng cám uy tín, cung cấp cám đạt chất lượng tốt.

Anh Trần Bảo Long, cán bộ kĩ thuật Công ty Rico feet Đồng Nai, công ty chuyên cung cấp cám gia súc, gia cầm thông tin: “Dinh dưỡng cho cút nuôi lấy trứng lộn khá khác biệt so với các loại cám bình thường.

Chúng tôi cung cấp cho trang trại của ông Đoàn Văn Đồng loại cám có dinh dưỡng phù hợp với cút nuôi chuyên biệt cũng như tư vấn kỹ thuật chăm sóc, vắc xin… cho cút. Cho ăn thức ăn đúng, chất lượng trứng mới đủ tốt, tỷ lệ ấp nở ra trứng lộn cao”.

Công đoạn ấp cũng là công đoạn đòi hỏi người nông dân phải chú ý. Trứng được đưa soi dưới đèn xem có trống hay không. Sau khi soi xong, trứng được đưa vào ấp.

Sau tám ngày, mẻ ấp hoàn thành, tiếp tục soi trứng để loại những quả trứng bị hư hỏng. Chỉ có những quả trứng đạt chất lượng tốt mới được đưa ra thị trường. Vì vậy, nuôi cút để ấp trứng lộn tốn nhiều công lao động, ông Đồng chia sẻ.

“Nuôi cút làm trứng lộn thực ra hư hao khá lớn. Tuy nhiên, trứng hư được sử dụng để ủ phân hữu cơ cho kết quả rất tốt. Đây cũng là một nguồn phân giúp vườn cà phê của gia đình tôi xanh cây, dày trái, đất tơi xốp, giảm chi phí phân bón rất nhiều”, ông Đoàn Văn Đồng nhận xét.

Hiện tại, giá trứng cút lộn được cung cấp với giá 100 trứng/ 65 ngàn đồng. Ngoài ra, gia đình còn thu được lượng phân cút rất lớn để cung ứng cho các nông hộ có nhu cầu. Ông Đồng cho biết, một tuần, trang trại thu được 5 tấn phân, giá 2 ngàn đồng/kg, là một nguồn thu ổn định cho gia đình.

Ông Đoàn Văn Đồng cũng cho biết, trước khi nuôi cút làm trứng lộn, ông đã có hợp đồng thu mua trứng thường xuyên nên không lo ngại vấn đề đầu ra. Theo ông, nông dân trước khi chăn nuôi đều nên tìm kiếm đầu ra ổn định để đảm bảo an toàn.

Bà Nguyễn Thị Hải – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Ninh, huyện Di Linh nhận xét, mô hình nuôi chim cút lấy trứng lộn của nông dân Đoàn Văn Đồng là một mô hình kinh tế hiệu quả.

Gia đình ông Đoàn Văn Đồng đã cung ứng ra thị trường một lượng trứng cút lộn, đồng thời cũng là nông hộ trồng cà phê cho năng suất cao. Ông Đồng đã triển khai ủ phân hữu cơ từ phân cút, trứng cút hỏng, là một mô hình xử lý môi trường xanh, định hướng canh tác cà phê, sầu riêng bền vững.

Từ hiệu quả của mô hình ủ phân hữu cơ của gia đình ông Đoàn Văn Đồng, nông dân xung quanh cũng tăng cường ủ phân từ nguồn phân gia súc, gia cầm, phế phẩm nông nghiệp để bón cho cây trồng, giảm lượng phân hoá học, đồng thời xử lý môi trường an toàn.

Diệp Quỳnh (Báo Lâm Đồng)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây