Dạo gần đây, tin đồn về việc giá cau tăng cao khiến nhiều người lo ngại rằng nguồn cung cau sẽ trở nên khan hiếm, đặc biệt là trong mùa cưới, thậm chí có nhiều nhà trai, các chú rể còn lo thiếu “buồng cau dẫn cưới”. Vậy, sự thực giá cau và nguồn cung cau hiện nay ở Hà Nội như thế nào?
Hiện nay, giá cau đang tăng cao kỷ lục, gấp 8 – 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cau tươi hiện dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, trong khi cau rời có chất lượng thấp hơn chỉ từ 60.000 – 70.000 đồng/kg, tùy vào loại cau xấu hay đẹp.
Giá cau tăng mạnh, nhất là khi mùa cưới hỏi ở miền Bắc đang bắt đầu, nhiều người băn khoăn liệu nguồn cung có khan hiếm. Để trực tiếp tìm hiểu thực hư, PV Dân Việt đã “lượn” vài vòng ra các các chợ lớn ở Hà Nội như Long Biên và Đồng Xuân – những nơi cung cấp cau hàng đầu tại Hà Nội – câu chuyện về nguồn cung cau không hoàn toàn giống như những gì mọi người lo lắng.
Gặp bà Đào Thị Mỳ, một tiểu thương đã kinh doanh buôn bán gần 15 năm ở chợ Đồng Xuân, thấy chúng tôi “có vẻ” đang đi tìm hiểu mua cau, bà đon đả nói: “Các cháu sắp cưới hử, lại tìm mua cau chứ gì, không lo thiếu cau đâu. Cau gì cũng có, nhưng các cháu cưới mùa này là phải chấp nhận mua giá đắt đấy”.
Theo bà My, giá cau hiện đã tăng gấp 8 – 10 lần so với thời điểm bình thường, với những buồng cau dẫn cưới, giá càng đặt hơn do là “hàng tuyển”, trăm quả phảu như một. “Dạo gần đây, thương lái tranh nhau vét sạch nguồn hàng để xuất khẩu hoặc bán lại với giá cao hơn, đẩy giá cau tăng vọt. Để mua được những buồn cau đẹp, như ý trong thời điểm này là khó”- bà My cho biết.
Theo kinh nghiệm của bà My, với những nhà có truyền thống “phong kiến”, kỹ tính, thường “thách cưới” bằng buồng cau phải đều, đẹp, cả trăm quả phải như nhau, tượng trưng cho trăm năm hạnh phúc của các cặp vợ chồng mới cưới. Vì thế, có những buồng cau giá thời điểm này lên tới cả 10 triệu đồng, cũng là số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, cũng có những gia đình dễ tính hơn, cau nào cũng được, miễn là có cau, có trầu
Bà My cũng cho biết: Thông thường, loại trái này thường được giá cao nhất vào dịp Tết do nhu cầu lớn, sau đó giảm dần. Mọi năm vào dịp hè, giá cau khoảng hơn 10.000 đồng một kg, nhưng năm nay liên tục tăng lập đỉnh liên tục.
Trong khi đó, một tiểu thương khác ở chợ Long Biên, bà Nguyễn Thị Miên cũng nhận định: “Không phải là không có cau mà thực chất là việc thương lái tranh nhau mua trước để tạo cảm giác khan hiếm, rồi đẩy giá lên cao để kiếm lời. Người tiêu dùng thiếu thông tin dễ bị ảnh hưởng tâm lý, lo sợ thiếu hụt nên chấp nhận mua với giá cao”.
Bà Miên cũng nhấn mạnh, thực tế, lượng cau được nhập về các chợ vẫn tương đối ổn định, chỉ có giá cả là biến động do “bàn tay” của các thương lái.
Nguồn cung cau thực tế không thiếu, nhưng người tiêu dùng có xu hướng “kén chọn” hơn trong mùa cưới hỏi. Bà Miên nói thêm: “Chúng tôi nhập cau hàng ngày từ các tỉnh, nhưng tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng mà giá cau có thể khác nhau. Cau đẹp tất nhiên sẽ có giá cao, còn cau nhỏ, xấu thì giá rẻ hơn”.
Anh Huy Hoàng, chuyên bán đồ cưới ở Hà Nội, cũng chia sẻ thêm về tình trạng giá cau trong mùa cưới năm nay: “Nhu cầu cau làm sính lễ tăng cao, điều này làm cho cau đẹp trở nên khan hiếm hơn, giá cả trên thị trường cũng tăng vọt”.
Trong tục cưới hỏi, nhất là ở các tỉnh miền Bắc, cau trầu là phần sính lễ không thể thiếu trong lễ cưới của gia đình nhà trai đến để xin dâu của gia đình nhà gái. Đây là một phong tục đẹp, đậm nét cổ truyền theo kiểu “buồng cau đi trước, thủ lợn theo sau”. Cau dẫn cưới thường được chọn là những buồng cau già, quả đều nhau, kèm với đó là lá trầu không, vỏ cau để cho đủ bộ.
Nghĩa Lê – Vũ Ly
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn