00:14:25 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tiêu thụ phân bón trong tháng 9 của Đạm Cà Mau tăng vọt, chờ ‘làn sóng’ thuế VAT để bứt tốc

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã: DCM) cho biết, sản lượng tiêu thụ urê trong tháng 9/2024 của doanh nghiệp tăng tới 70% so với tháng 8 trước đó; đồng thời, sản lượng tiêu thụ NPK cũng tăng gấp 17 lần.

Kết quả kinh doanh tích cực của Đạm Cà Mau

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã: DCM – sàn HoSE) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh tháng 9/2024 với sản lượng sản xuất urê đạt 67.360 tấn, tăng 49,6% so với tháng 8/2024. Sản lượng tiêu thụ tăng 68,3%, đạt 53.740 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 9.370 tấn.

Đối với phân bón NPK, sản lượng sản xuất của Đạm Cà Mau trong tháng 9/2024 đạt 10.930 tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 35.210 tấn, lần lượt tăng 13% và 1.634% so với tháng 8/2024.

Đạm Cà Mau cũng cho biết đã xuất khẩu 9.370 tấn urê trong tháng 9/2024, giảm 43% so với tháng 8 trước đó. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024, cả nước xuất khẩu 127.651 tấn phân bón các loại. Như vậy, Đạm Cà Mau chiếm khoảng 7,34% tổng lượng xuất khẩu phân bón của cả nước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau sản xuất 701.330 tấn urê và tiêu thụ 581.300 tấn urê, lần lượt hoàn thành 78,6% và 77,7% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu urê đạt 219.050 tấn, hoàn thành 97,4% kế hoạch cả năm nay.

Đối với mảng NPK, sản lượng sản xuất Đạm Cà Mau trong 9 tháng đầu năm đạt 130.470 tấn và tiêu thụ đạt 115.040 tấn, lần lượt hoàn thành 72,5% và 64% kế hoạch cả năm.

Trước đó, Đạm Cà Mau ghi nhận lợi nhuận quý II gấp đôi cùng kỳ đạt 570 tỷ đồng, mức cao nhất 6 quý.

Theo báo cáo tài chính quý II, Đạm Cà Mau ghi nhận doanh thu tăng trưởng 17% đạt 3.863 tỷ đồng. Giá vốn tăng với tốc độ chậm hơn giúp lợi nhuận gộp tăng vọt 65% so với cùng kỳ lên 610 tỷ đồng.

Theo kế hoạch 2024, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu thận trọng với doanh thu gần 11.878 tỷ đồng, giảm 6% so với thực hiện năm trước. Chỉ tiêu lãi sau thuế 795 tỷ đồng, giảm 43% so với kết quả năm 2023.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, làm rõ hơn về chiến lược trong năm nay, ông Văn Tiến Thanh – Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau cho biết: Bức tranh nền kinh tế Việt Nam được dự báo khá lạc quan, có sự phục hồi mạnh mẽ hơn so với năm 2023. Đạm Cà Mau coi đây là năm then chốt để tăng tốc, ba mũi chiến lược chính gồm đầu tư, phát triển bền vững và chuyển đổi số.

Đạm Cà Mau đã chính thức nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư kho cảng Nhơn Trạch với quy mô lớn.

Chờ ‘làn sóng’ thuế VAT để bứt tốc…

Về kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng 10/2024, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu sản lượng sản xuất urê đạt 84.730 tấn; sản lượng tiêu thụ urê đạt 85.000 tấn; sản lượng sản xuất NPK đạt 24.000 tấn; sản lượng tiêu thụ NPK đạt 5.000 tấn.

Đạm Cà Mau cho biết, kế hoạch trên dựa trên sức tiêu thụ của thị trường. Trong bối cảnh nguồn hàng sản xuất trong nước sẵn có trên thị trường nội địa khá khan hiếm, nhu cầu tiêu thụ tăng đã giúp giá urê trong nước hồi phục từ cuối tháng 9 và tiếp tục tăng vào tháng 10 năm nay.

Trong số các thị trường xuất khẩu của Đạm Cà Mau hiện nay, Campuchia được xem là thị trường quan trọng nhất nhờ nhu cầu tiêu thụ phân bón không ngừng tăng trưởng liên tục với tốc độ cao qua các năm. Theo dữ liệu của Chứng khoán An Bình, nhu cầu tiêu thụ urê hàng năm của Campuchia ở mức 380.000 – 410.000 tấn, phân DAP là từ 250.000 – 280.000 tấn/năm, và phân NPK là từ 260.000 – 300.000 tấn/năm.

Đáng chú ý, 90% nhu cầu tiêu thụ urê của Campuchia là urê hạt đục, tập trung tại các vùng nông nghiệp trọng điểm như khu vực Biển Hồ và các tỉnh giáp ranh. Trong khi đó, Đạm Cà Mau hiện là doanh nghiệp phân bón Việt Nam duy nhất sản xuất được loại sản phẩm này.

Nhờ tận dụng lợi thế về khoảng cách địa lý, Đạm Cà Mau đã giảm thiểu chi phí logistics, thời gian vận chuyển từ đó duy trì giá bán hợp lý nhằm cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường Campuchia.

Hiện Đạm Cà Mau đang chiếm 35 – 40% thị phần phân urê của Campuchia và đặt mục tiêu tăng lên mức 50 – 60% trong thời gian tới.

Công ty cũng đang tích cực mở rộng sang thị trường các nước khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ La Tinh như Thái Lan, Myanmar, Philippines, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Ấn Độ, Brazil… Đây được xem là các thị trường có quy mô tiêu thụ phân bón lớn, ổn định, phát huy được lợi thế cạnh tranh về giá bán, chất lượng sản phẩm và được người tiêu dùng đánh giá tích cực trong thói quen sử dụng phân urê hạt đục.

Ngoài ra, Đạm Cà Mau bước đầu cũng đã thâm nhập được các thị trường hàng đầu thế giới như Australia, New Zealand…

Đạm Cà Mau đã cung ứng khắp cả nước nhiều loại phân bón chất lượng cao.

Tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón, dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2025. Theo các chuyên gia trong ngành, điều này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp phân bón trong nước. Với việc áp thuế GTGT, các doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nguyên liệu đầu vào, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, nới rộng biên lợi nhuận gộp, góp phần tăng trưởng lợi nhuận.

Theo phân tích của Chứng khoán BIDV, nếu mặt hàng phân bón được áp thuế GTGT 5% có thể giúp lợi nhuận gộp của Đạm Cà Mau trong năm 2025 tăng thêm 6% so với trường hợp không được áp thuế GTGT. Việc áp thuế cũng sẽ giúp Đạm Cà Mau tăng khả năng cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

SSI Research dự báo, doanh thu năm 2024 của Đạm Cà Mau có thể tăng 11% so với cùng kỳ năm trước với 14.006 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng sản lượng và giá bán bình quân. Chi phí khấu hao giảm và thu nhập bất thường liên quan đến hoạt động mua lại Phân bón Hàn Việt sẽ giúp lợi nhuận của Đạm Cà Mau phục hồi đáng kể trong năm 2024 với lãi ròng ước đạt 1.980 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, tháng 9 vừa qua, tại Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2024, Đạm Cà Mau đã chính thức nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư kho cảng Nhơn Trạch với quy mô lớn.

Theo đó, dự án kho cảng Nhơn Trạch được Đạm Cà Mau đầu tư quy mô lớn với mục tiêu xây dựng hạ tầng phục vụ lưu trữ sản phẩm, nguyên liệu để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu tại cảng Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.

Trước đó, Đạm Cà Mau cũng đã chính thức hợp tác với Samsung C&T (Samsung) nhằm mở rộng mạng lưới phân phối phân bón ra toàn cầu. Theo thỏa thuận, Samsung sẽ xuất khẩu các sản phẩm do PVCFC sản xuất như NPK, urê hạt đục ra thị trường quốc tế. Đổi lại, PVCFC sẽ nhập khẩu các loại phân bón như urê, DAP, MOP và Amsul từ Samsung để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất và thương mại.

Nguyễn Phương

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây