10:26:52 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Huyện có hơn 1.200 hộ nuôi hơn 10 nghìn đàn ong mật

Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có hơn 1.200 hộ nuôi ong mật với tổng số hơn 10.300 đàn ong, mang về nguồn thu gần 20 tỷ đồng/năm.

Nhiều xã có hàng nghìn đàn ong mật

Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng,huyện Vũ Quangcó nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Với hình thức nuôi tự nhiên, thu hoạch và bảo quản theo đúng quy trình, sản phẩm mật ong Vũ Quang dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Huyện Vũ Quang có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Ảnh:Ánh Nguyệt.

Ông Nguyễn Quang Đài ở thôn Mỹ Ngọc, xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang) bén duyên với nghềnuôi onglấy mật đã vài chục năm nay. Ban đầu chỉ nuôi thử nghiệm, sau đó thấy hiệu quả kinh tế cao nên ông mạnh dạn nhân giống, tăng đàn, mở rộng quy mô nuôi và xem đây là nghề mang lại thu nhập chính của gia đình.

Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhất là các chương trình dự án đào tạo nghề nuôi ong, ông Đài đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nuôi ong nội địa. Từ chỗ chỉ nuôi thử nghiệm một số đàn ong dưới tán cây ăn quả, đến nay gia đình ông Đài đã có gần 100 đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu hoạch 800 lít mật, bình quân giá bán 150 ngàn đồng/lít, đồng thời xuất bán trên 50 đàn ong giống với giá mỗi đàn từ 800 đến 1 triệu đồng.

Năm nay, cùng với niềm vui được mùamật ong, gia đình ông Nguyễn Quang Đài càng phấn khởi hơn bởi sản phẩm sau khi thu hoạch, đóng chai đều được tiêu thụ hết. Ông Đài cho biết năm 2024, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai Dự án “Xây dựng mô hình hợp tác xã nuôi ong và xây dựng sản phẩm OCOP”, hiện sản phẩm mật ong Đức Lĩnh đã được đánh giá, công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Trung bình mỗi năm gia đình ông Nguyễn Quang Đài (thôn Mỹ Ngọc, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) thu gần 800 lít mật ong. Ảnh:Ánh Nguyệt.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Lĩnh cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 2.000 đàn ong lấy mật. Hiện nay, hầu hết người dân trên địa bàn đều mạnh dạn nhân giống, tăng đàn, nuôi theo hướng hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là xã miền núi phía tây huyện Vũ Quang, Ân Phú có hệ sinh thái đa đạng, tạo điều kiện cho nghề nuôi ong phát triển. Mật ong nơi đây có màu nâu sẫm, vị ngọt thanh mát. Từ các hộ nuôi ong nhỏ lẻ, giờ đây, cùng với sự ra đời HTX nuôi ong Ân Phú, sản phẩm mật ong đã được nâng lên tầm mới.

Hiện HTX nuôi ong Ân Phú có 27 thành viên, nuôi trên 800 đàn ong, sản lượng mật thu được hàng năm khoảng 6,5 tấn, với giá bán 260 nghìn/kg, mỗi năm HTX thu về gần 1,7 tỷ đồng. Ngoài sản phẩm mật ong nguyên chất, mỗi năm HTX còn cung cấp trên 300 đàn ong giống cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Mật ong Vũ Quang ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Ảnh:Ánh Nguyệt.

Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng, cũng như đa dạng các sản phẩm từ mật ong, xã Ân Phú đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tìm hiểu, sản xuất các sản phẩm dược liệu chế biến từ mật ong như: Mật ong ngâm hoa đu đủ đực, viên tinh nghệ mật ong… Đồng thời quy trình hóa các khâu trong sản xuất như đóng bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị sản phẩm.

Trong đó nổi bật có sản phẩm mật ong ngâm hoa đu đủ đực của ông Đậu Khắc Mạnh, thành viên HTX nuôi ong Ân Phú đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cuối năm 2023. Ông Mạnh cho biết: Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và chất lượng nhất, gia đình ông tự trồnghoa đu đủ đực, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với diện tích gần 1ha. Về mật ong, gia đình chủ yếu tiêu thụ sản phẩm từ 60 đàn ong trong vườn và của thành viên trong HTX với số lượng khoảng 2 tấn mật/năm.

Sản phẩm mật ong ngâm hoa đu đủ đực của hộ ông Đậu Khắc Mạnh – thành viên HTX nuôi ong Ân Phú được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ảnh:HTX cung cấp.

Trước khi đưa vào ngâm với mật ong, hoa đu đủ đực được sơ chế, rửa sạch và phơi khô. Hai sản phẩm được ngâm cùng nhau từ 3 – 6 tháng để cho ra thành phẩm có màu vàng óng, mùi thơm dịu, vị ngọt thanh. Sản phẩm mật ong ngâm hoa đu đủ đực của ông Mạnh hiện có mức giá từ 100 – 220 nghìn đồng/hũ (tuỳ khối lượng). Trung bình mỗi tháng gia đình ông bán được khoảng 100 hũ, đem về nguồn thu từ 10 – 15 triệu đồng.

1.200 hộ nuôi gần 10.300 đàn ong

Nghề nuôi ong bắt đầu xuất hiện tại huyện Vũ Quang từ những năm 2002 khi khu sinh quyển Vườn quốc gia Vũ Quang được quy hoạch và bảo vệ. Đến nay, toàn huyện đã có 1.200 hộ nuôi với gần 10.300 đàn. Để giúp người dân tăng thu nhập từ nghềnuôi ong lấy mậtvà bảo đảm tính bền vững, huyện Vũ Quang đã tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào quá trình nuôi, đa dạng các sản phẩm chế biến từ mật ong, đẩy mạnh thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

Toàn huyện Vũ Quang hiện có 1.200 hộ nuôi với gần 10.300 đàn ong mật. Ảnh:Ánh Nguyệt.

Từ đầu năm 2015, mật ong Vũ Quang đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu nên đến nay việc nuôi ong đã phát triển rộng khắp. Xác định mật ong là một trong những sản phẩm chủ lực trong phát triển kinh tế, năm 2017, Liên hiệp HTX Ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang được thành lập. Từ đó, người nuôi trong Liên hiệp đã hỗ trợ nhau về con giống, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là cùng cam kết thực hiện các quy định về quy trình nuôi và thu hoạch, mở rộng quy mô, đưa ra các định hướng trong sản xuất nhằm tăng tổng đàn, nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.

Những năm gần đây, được huyện và các chương trình dự án hỗ trợ ong giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật làm tổ, nuôi, cách phòng trừ bệnh, lấy mật và bảo quản… nên sản phẩm mật ong Vũ Quang đang dần khẳng định được uy tín và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các HTX, tổ hợp tác nuôi ong ở Vũ Quang tích cực tham gia các hội nghị, hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mật ong. Ảnh:Ánh Nguyệt.

Trong năm 2023, toàn huyện thu hơn 120 tấn mật ong, đem về nguồn thu trên 18 tỷ đồng. Đặc biệt năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển tốt, ong tiết mật nhiều nên sản lượng mật đạt khá cao, chất lượng và giá cả ổn định nên bà con rất phấn khởi.

6 tháng đầu năm 2024, sản lượng mật ong toàn huyện Vũ Quang đạt khoảng 51 tấn, đạt gần 102% so với cùng kỳ. Hiện trên địa bàn huyện cũng đã có 3 sản phẩm mật ong của 3 đơn vị đạt chuẩn OCOP 3 sao gồm: HTX nuôi ong Ân Phú, HTX nuôi ong xã Thọ Điền và HTX nuôi ong xã Đức Giang.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây