23:57:40 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Sản phẩm OCOP vùng cao đối mặt cạnh tranh thương mại điện tử

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã giúp tăng giá trị nông sản, mở hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình. Ở các địa phương miền núi, tiếp thị trên không gian mạng đang là xu hướng tất yếu được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chú trọng.

Nở rộ sản phẩm OCOP vùng cao

Trước khi Nhà nước triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, ở các địa phương vùng miền Tây, mặc dù tiềm năng về nông sản, dược liệu rất phong phú, song sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình và buôn bán trong thị trường hẹp nội huyện và vùng lân cận. Tuy nhiên, với những chính sách khuyến khích của Nhà nước về xây dựng sản phẩm OCOP, số lượng sản phẩm của các huyện miền Tây tăng đều từng năm.

Hiện nay huyện Kỳ Sơn đã xây dựng được 14 sản phẩm chế biến từ nông sản được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ảnh: Hoài Thu

Đơn cử ở huyện biên giới xa nhất tỉnh là Kỳ Sơn, năm đầu tiên triển khai chương trình OCOP chỉ mới có 1 sản phẩm gừng được công nhận 3 sao. Năm 2022, huyện Kỳ Sơn đã có 6 sản phẩm OCOP, và đến tháng 6/2024, số lượng đã tăng lên 14 sản phẩm.

Ông Vừ Bá Xử – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống, một địa phương cách khá xa trung tâm huyện Kỳ Sơn, cho biết: Bao thế hệ người dân Mường Lống gắn bó với núi rừng; cây trồng, vật nuôi làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Chỉ những lúc có lễ, tết mới bán một ít nông sản, hoặc có thương lái vào tận nơi thu mua trâu bò, hay lợn đen, gà đen.

Nhưng nay đã khác, từ khi phát triển các dịch vụ du lịch, nông sản làm ra được chế biến thành sản phẩm OCOP và bán cho các cơ sở homestay, cho khách du lịch, và cả các hộ chuyên buôn bán các sản phẩm nông sản. Nhờ đó, không chỉ giá trị cây, con được nâng cao mà người dân còn học hỏi, ứng dụng và sáng tạo thêm nhiều cách chế biến nông sản, làm ra nhiều thành phẩm hơn.

Ví như hiện nay nhiều hộ ở Mường Lống đã biết chế biến thịt lợn đen thành lạp xưởng, xúc xích, thịt giàng hút chân không; chế biến gà đen, nếp nương thành cơm lam đóng gói, cấp đông để nhập cho các nhà hàng miền xuôi và bán cho khách du lịch phương xa.

Nông sản vùng cao phát triển ngày càng đa dạng và tăng nhanh về số lượng, tiếp cận thị trường khắp cả nước và quốc tế. Ảnh tư liệu

Tương tự, tại huyện Quỳ Châu, từ 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao ở năm đầu triển khai, đến nay huyện đã có 13 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Cùng với phát triển các sản phẩm OCOP, huyện Quỳ Châu cũng định hướng duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 9 HTX nông nghiệp, 7 làng nghề, 3 làng có nghề, 15 trang trại.

Cùng với đó, lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, mã vạch cho 5 sản phẩm đặc sản của địa phương. Đây cũng là các yếu tố hỗ trợ duy trì chất lượng các sản phẩm OCOP, phát triển các sản phẩm mới và nâng cấp, “lên sao” cho các sản phẩm đã đạt.

Sự phát triển của các sản phẩm OCOP gắn với khai thác vùng nguyên liệu địa phương và chỉ dẫn địa lý như: Cam Vinh, gừng Kỳ Sơn, gà đồi Thanh Chương, trà hoa vàng Quế Phong, hương trầm Quỳ Châu, cá mát sông Giăng, rượu men lá Con Cuông…

Đến nay, có 94/562 sản phẩm OCOP của Nghệ An đã vào được hệ thống các chuỗi cung ứng, hệ thống các cửa hàng thực phẩm, bách hóa, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Thậm chí khá nhiều mặt hàng đã được thị trường các nước khác chấp thuận nhập khẩu, như Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, dù đã có nhiều sản phẩm OCOP của Nghệ An đã được xuất khẩu, song hầu hết trong số đó đang được sản xuất ở các địa phương miền xuôi, vùng biển.

Áp lực cạnh tranh thương mại điện tử

Chúng tôi tới thăm một trong những cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP của huyện Anh Sơn, đóng tại xã Khai Sơn. Chị Nguyễn Thanh Nga, chủ cơ sở sản xuất bột ngũ cốc Kim Nhan cho biết, chị tham gia nghề chế biến, kinh doanh nông sản từ khi Nhà nước triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Năm 2022, cơ sở sản xuất của chị Nga đã chế biến, sản xuất được 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, trong đó có 3 sản phẩm chủ lực là tinh bột nghệ, bột ngũ cốc và dầu gội thảo dược.

Chế biến nông sản thành sản phẩm OCOP tại cơ sở sản xuất của chị Nguyễn Thanh Nga, xã Khai Sơn, Anh Sơn. Ảnh: Hoài Thu

Sau hơn 3 năm kinh doanh, thu gom nông sản và mày mò nghiên cứu, chế biến để tìm ra công thức cho sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình, chị Nga cho biết, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt cả về chủng loại sản phẩm OCOP và các kênh tiếp thị sản phẩm. Người sản xuất hiện nay không thể bỏ qua khâu quảng bá, giới thiệu khi mạng xã hội ngày càng có nhiều tính năng bán hàng online. Và vì để tập trung hơn cho khâu tiếp thị, năm 2024, cơ sở của chị Nga chỉ tham gia đầu tư 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Nói thêm về điều này, chị Nga giải thích, nguồn nông sản cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất như của chị không thiếu. Song, nếu sản xuất ồ ạt mà hàng tồn đọng không bán được thì sẽ dẫn đến thua lỗ. Với xu thế bán hàng thời hiện đại, việc đặt vị trí cửa hàng và bán trực tiếp cho người tiêu dùng ngày càng ít phát huy hiệu quả. Trái lại, “kênh” bán hàng chủ yếu hiện nay của chị Nga cũng như nhiều hộ kinh doanh khác là qua Facebook, Zalo và các trang thương mại điện tử.

“Hiện nay còn xuất hiện kênh bán hàng qua TikTok với các chính sách trợ giá, kích cầu rất mạnh. Cùng với chính sách siết chặt tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, chúng tôi đang gặp phải sự cạnh tranh lớn từ kênh bán hàng online. Cùng một sản phẩm dầu gội đầu, nhưng bán trực tiếp và bán qua Facebook, Zalo, Shopee… giá 245 ngàn đồng/chai; còn bán qua TikTok giá thấp hơn 20-30 ngàn đồng khiến hàng của chúng tôi không thể cạnh tranh” – chị Nga bày tỏ.

Đoàn viên thanh niên xã Khai Sơn (Anh Sơn) thăm cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP của chị Nguyễn Thanh Nga. Ảnh: Hoài Thu

Vì xu hướng cạnh tranh tất yếu không thể tránh khỏi, chị Nguyễn Thanh Nga chủ trương giảm số lượng sản phẩm, tập trung đầu tư nâng cấp chất lượng và tăng cường tiếp thị.

“Mỗi sản phẩm đạt chuẩn OCOP được Nhà nước hỗ trợ khoảng 30 triệu đồng, tôi đang hoàn thiện hồ sơ giải ngân. Có thêm khoản hỗ trợ này, tôi sẽ đầu tư xây dựng trang thương mại điện tử, chi phí quảng bá sản phẩm qua mạng. Song, đầu tư về chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu” – chị Nga nhấn mạnh.

Ông Lê Văn Trí – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Anh Sơn cho biết, huyện Anh Sơn hiện có 17 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao OCOP. Các sản phẩm đang khai thác tốt tiềm năng nông sản địa phương, song khâu tiếp thị, bán hàng còn hạn chế. Một phần vì địa phương vùng miền núi xa xôi về đường sá, khí hậu cũng khắc nghiệt hơn. Bên cạnh đó, các địa điểm giới thiệu, quảng bá cũng chưa có, chưa phát huy hiệu quả, nên hầu hết các cơ sở sản xuất đang phải tự tiếp cận khách hàng, và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là bán hàng qua mạng.

Ứng dụng các nền tảng bán hàng trên mạng xã hội giúp Công ty dược liệu Pù Mát (Con Cuông) mở rộng bán sản phẩm đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: Hoài Thu

Không chỉ các hộ cá nhân mà các doanh nghiệp, công ty cũng cần tăng cường các kênh thương mại điện tử. Ví như ở huyện Con Cuông – một trong những huyện miền núi có số lượng sản phẩm OCOP nhiều, phát triển nhanh tốp đầu tỉnh với 23 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm được công nhận 4 sao. Ở địa phương này, nhiều doanh nghiệp đã xác định kênh phân phối chủ lực là giao dịch qua mạng.“

Đến hết tháng 5/2024, Nghệ An có 266.373 hộ sản xuất nông nghiệp được đưa lên các sàn thương mại điện tử; 300.047 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng; 8.836 sản phẩm được đưa lên sàn, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn. Có trên 95% sản phẩm OCOP đã tham gia sàn thương mại điện tử.

Hoài Thu

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây