Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Xuất khẩu thủy sản hơn 5,2 tỷ USD, Trung Quốc tăng mua 30%, một bộ phận của loài cá này mang về 50 triệu USD

Xuất khẩu thủy sản 7 tháng năm 2024 đạt 5,28 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 4 thị trường đạt giá trị tăng trưởng cao nhất là Trung Quốc 30%, Mỹ 14%, Nhật Bản 11% và EU 14%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 7, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực đều tăng trưởng khởi sắc hơn. Trong đó, xuất khẩu tôm tăng 11%, cao nhất trong 7 tháng đầu năm. Các thị trường Trung Quốc và EU tăng lần lượt tăng 24% và 32%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 9%, Nhật Bản tăng 4%.

Tính chung 7 tháng năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng đạt 1,45 tỷ USD, tăng 4%, tôm sú đạt 246 triệu USD, giảm 10%. Riêng xuất khẩu tôm hùm tăng gấp gần 3 lần đạt 145 triệu USD.

Đối với xuất khẩu cá tra tăng trưởng 23% trong tháng 7. Trong đó, xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng trưởng 2 con số, từ 20-40%, trừ thị trường EU tăng 5%. Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,09 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 của cá tra Việt Nam, với giá trị 317 triệu USD.

Theo VASEP, thị trường Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là cá tra cỡ lớn trên 1,2 kg/con dạng nguyên con hoặc sản phẩm phile. Ngoài ra, đây cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm phụ là bong bóng cá tra. Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu bong bóng cá tra đạt khoảng 50 triệu USD, riêng xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 40 triệu USD, chiếm 80%.

Đối với xuất khẩu cá ngừ, sau khi liên tục tăng trưởng 2 con số, từ 16-32%, xuất khẩu tháng 7 đã tăng chậm lại, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt 555 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2 dòng sản phẩm xuất khẩu chính là cá ngừ đóng hộp, đóng túi và cá ngừ loin/phile đông lạnh (cũng là nguyên liệu đề sản xuất cá hộp).

Xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 tháng đầu năm đạt 5,28 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 4 thị trường đạt giá trị tăng trưởng cao nhất là Trung Quốc 30%, Mỹ 14%, Nhật Bản 11% và EU 14%.

VASEP cho rằng, từ khi Nghị định 37/2024 có hiệu lực (từ 19/5/2024), doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ rơi vào tình thế “mệt mỏi” vì không mua được nguyên liệu cá ngừ đóng hộp đúng theo quy định mới yêu cầu cá ngừ vằn khai thác phải đạt kích cỡ tối thiểu 0,5m.

Sau hơn 2 tháng kể từ khi Nghị định 37 có hiệu lực, một số doanh nghiệp cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu cá vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt 0,5 mét trở lên.

Hầu hết các cảng cá hiện nay cũng đã ngừng xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37. Trong khi giai đoạn này đang là 3 tháng vào vụ cao điểm (tháng 7, tháng 8, tháng 9) khai thác cá ngừ vằn của ngư dân.

Hiện, VASEP đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NNPTNT báo cáo kiến nghị sửa đổi Nghị định 37 sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn, trong đó có nội dung liên quan đến quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn. Đồng thời, VASEP cũng gửi công văn tới doanh nghiệp hội viên đề nghị tuân thủ quy định IUU và quy định tại Nghị định 37 trong thời gian chờ Chính phủ xem xét, sửa đổi.

Ngoài cá ngừ, các sản phẩm thủy sản khác như mực, bạch tuộc và các loại cá biển khác cũng trong tình trạng thiếu nguyên liệu để xuất khẩu, không được xác nhận nguyên liệu khai thác xuất khẩu đi EU. Ngoài ra, xuất khẩu các loại cá biển khác (trừ cá ngừ) cũng bị giảm hơn 4% trong 7 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc chỉ tương đương cùng kỳ năm 2023, đạt khoảng 351 triệu USD.

Về thị trường, Trung Quốc, Mỹ , Nhật Bản và EU 14% là những thị trường đạt giá trị tăng trưởng cao nhất, lần lượt tăng 30%, 14%, 11% và 14%. Tính chung 7 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và Trung Quốc đều tăng 10% và và chiếm tỷ trọng tương đương nhau, gần 18% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt trên 930 triệu USD. Xuất khẩu sang EU cũng tăng 10% đạt trên 600 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhẹ 1%, đạt 426 triệu USD.

Theo VASEP, trước những tín hiệu tích cực như kinh tế hồi phục, lạm phát giảm, lãi suất giảm có thể sẽ kích cầu ở thị trường Mỹ và EU đối với phân khúc sản thủy sản phẩm đông lạnh. Trong khi đó, xuất khẩu hàng đông lạnh sang Trung Quốc vẫn chưa đột phá khi giá tương đối thấp.

Ngược lại, Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với sản phẩm thủy sản tươi sống phục vụ cho nhà hàng, khách sạn, du lịch. Do vậy, các mặt hàng tươi sống như: tôm hùm, cua, ngao, ốc… sẽ vẫn hút khách hàng Trung Quốc trong thời gian tới.

Bình Minh

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây