01:00:02 10/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Xây nhà, mua xe nhờ con đặc sản

Mục lục

    Nhiều thanh niên tại huyện miền núi Như Thanh thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm nhờ nuôi vật nuôi đặc sản là dúi, nhím.

    Trại nhím của gia đình anh Nhàn mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Ảnh:Quốc Toản.

    Anh Nguyễn Văn Nhàn (sinh năm 1984, thôn Phú Thượng 1, xã Phú Nhuận) là người đầu tiên tại huyện Như Thanh (Thanh Hóa) nuôi nhím. Trại nhím của anh Nhàn rộng hơn 200m2 chia làm 4 khu với 100 chuồng nuôi.

    Sau thời gian nuôi, anh Nhàn nhận thấy nhím là động vật mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các con nuôi khác. Năm 2021, từ vài cặp nhím bố mẹ, đến nay anh Nhàn sở hữu hơn 300 con, trong đó chủ yếu là nhím giống.

    Theo anh Nhàn, nhím là động vật dễ nuôi, ít bệnh tật. Bởi vậy, từ khi nuôi nhím đến nay, anh Nhàn chưa một lần thất bại. Thức ăn của nhím là rau, củ, quả khá sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản, ít tốn diện tích. Nếu được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ, nhím sẽ rất mau lớn và sinh sản nhiều.

    Tuy nhiên, anh Nhàn lưu ý, khi đàn nhím sinh sản, cần chăm sóc con non lẫn con mẹ kỹ lưỡng, trong đó lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, để vật nuôi luôn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.

    Nhím mỗi năm sinh sản 2 lứa, với giá bán khoảng 1,3 triệu đồng/con. Với 100 cặp nhím bố mẹ, mỗi năm trại nhím của anh Nhàn sinh sản khoảng 300 con, mang lại thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Trại nhím của anh Nhàn hiện cung cấp con giống và nhím thương phẩm cho bà con các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hóa.

    Từ thành công bước đầu, anh Nhàn tiếp tục thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô và tăng số lượng đàn nhím để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đồng thời sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn giúp đỡ các hộ nuôi nhím về con giống, kỹ thuật nuôi. Hiện nay mô hình nuôi nhím của anh Nhàn thu hút nhiều bà con trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

    Cũng giống như anh Nhàn, anh Quách Văn Cường (sinh năm 1989, dân tộc Mường ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) cũng lựa chọn khởi nghiệp bằng việc nuôi con đặc sản. Trước khi nuôi dúi, anh Cường là phiên dịch viên tiếng Trung.

    Trước khi bắt tay vào việc, anh Cường dành khá nhiều thời gian để học cách nuôi dúi từ các trang trại ở Thanh Hóa và Thái Lan. Sau khi nắm vững các kiến thức và kỹ thuật nuôi dúi, anh Cường tận dụng khu đất trang trại của gia đình để xây chuồng trại, trồng mía, ngô để nuôi dúi mốc và dúi má đào.

    Nhờ nuôi dúi, anh Cường đã xây được nhà, mua ô tô. Ảnh:Quốc Toản.

    Anh Cường cho biết, hiện nay trang trại của anh hiện bán chủ yếu dúi giống. Trung bình mỗi năm, anh Cường xuất chuồng hơn 100 cặp dúi con. Với giá bán 4,5 triệu đồng/cặp, sau trừ hết chi phí, mỗi năm chủ trang trại thu về khoảng 400-500 triệu đồng.

    Ngoài ra, anh Cường còn liên kết, cung cấp con giống, đồng thời nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi dúi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho bà con nông dân. Nhờ nuôi con đặc sản, anh Cường đã xây được nhà và mua ô tô trị giá cả tỷ đồng.

    Thanh Hóa hiện có khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng phổ biến như lợn rừng, vịt Cổ Lũng, thỏ, rùa câm, nhím, dúi… gồm hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi. Những năm qua, việc phát triển con nuôi đặc sản tại Thanh Hóa đang phát triển mạnh, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân; góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân khu vực miền núi.

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây