Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Xây dựng thương hiệu để cá tra ‘vượt cạn’

Theo chuyên gia, cần nâng chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu con cá tra trên thị trường là giải pháp giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Người nuôi cá tra gặp khó khi giá đầu vào tăng cao trong thời gian qua. Ảnh:Hồ Thảo.

Cá tra là một trong những loài thủy sản chủ lực của Việt Nam, với vùng nuôi tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bao gồm các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long.

Tổng diện tích nuôi cá tra đạt gần 6.000ha, sản lượng thu hoạch hơn 1,5 triệu tấn, xuất khẩu đến hơn 150 thị trường và đem về kim ngạch 2,2 tỷ USD trong năm 2023.

Ngành cá tra hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự phân bố vùng nuôi không đồng đều, chủ yếu tại các trang trại và hộ nuôi nhỏ lẻ; hạ tầng chưa đồng bộ; chi phí đầu vào gia tăng trong khi giá bán lại thấp, dẫn đến việc nhiều người nuôi thua lỗ. Chẳng hạn, tại huyện Trà Ôn, từng là vùng nuôi cá tra lớn của tỉnh Vĩnh Long, diện tích nuôi hiện nay đã giảm mạnh, chỉ còn chưa đến 50ha.

Ông Võ Văn Đấu, người nuôi cá tra lâu năm tại xã Phú Thành, chia sẻ: Mặc dù giá cá tra nguyên liệu có tăng và đang ở mức 27-28 ngàn đồng/kg, nhưng chi phí thức ăn và con giống tăng liên tục khiến người nuôi không có động lực thả giống tiếp. Hơn hết, thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe về chất lượng, trong khi môi trường nuôi không còn đảm bảo.

“Bây giờ nuôi cá gần khu vực trồng vườn, khi họ phun thuốc và xả nước ra kênh, nước đó nếu chảy vào ao nuôi, làm cá nhiễm thuốc, công ty kiểm ra sẽ không thu mua. Chưa kể, nguồn nước ô nhiễm còn khiến cá dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh gan thận mủ, rất khó chữa nên bà con đã treo ao gần hết”, ông Đấu cho hay.

Bàn về giải pháp giúp người nuôi cá giải bài toán giá đầu vào, bà Phạm Thị Thu Hồng – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam – Trưởng Bộ môn Thủy sản trường Đại học Cửu Long, cho rằng người nuôi cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phương pháp cho ăn để giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường. Cụ thể, bà con nên thực hiện quy trình cho ăn gián đoạn (7 ngày ăn, 2 ngày ngưng) và kết hợp thức ăn đạm thấp – đạm cao. Phương pháp này vừa giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá.

Đồng thời, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp hợp lý và có tính thực tiễn cao để chế biến phụ phẩm tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi sản phẩm vừa góp phần bảo vệ môi trường.

“Doanh nghiệp có thể chế biến nhiều sản phẩm từ cá tra như da cá tra sấy giòn tẩm phô mai trứng muối, bao tử cá tra, hoặc tái chế thành nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như hóa dầu thực phẩm từ mỡ cá và nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, phụ phẩm còn có thể được sử dụng để sản xuất thực phẩm chức năng như collagen, Omega 3-6-9 cho ngành sữa, cùng với bột xương và bột cá cho thức ăn chăn nuôi”, bà Hồng phân tích.

Về vấn đề môi trường nuôi, bà Hồng nhấn mạnh, cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi sang mô hình nuôi thâm canh theo các tiêu chuẩn quốc tế như GAP, BAP, ASC và CoC là cần thiết để bảo vệ môi trường và tăng giá trị sản phẩm.

Xây dựng và phát triển được hệ thống tự động hóa thu gom và tách bùn đáy ao phù hợp với các địa hình của từng khu vực nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ có sự tham gia của doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả sản xuất.

Theo chuyên gia cần tập trung cải thiện đầu ra để phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Ảnh:Hồ Thảo.

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định, mặc dù Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mang đến cơ hội lớn cho ngành cá tra Việt Nam, nhưng việc mở rộng thị trường sang EU cũng đi kèm nhiều thách thức do yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao. Do đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu cho con cá tra Việt Nam trên thị trường, là những yếu tố then chốt giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây