18:32:38 05/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Vô số vườn đẹp, cây thấp tè đã ra trái quá trời, nông dân Bình Định “hái ra tiền”, quả ngon nhìn phát thèm

Nhờ vào hướng đi mới, trồng cây ăn quả đáp ứng tiêu chí sạch, với những khu vườn xanh mướt, nhiều nông dân ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã “hái ra tiền”, đổi đời.

Huyện trung du Hoài Ân được nhiều người đánh giá là ngọn cờ, là mũi nhọn của Bình Định trên lĩnh vực đổi mới kinh tế nông, lâm nghiệp, thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và quyết liệt chuyển hướng sang loại hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, có chọn lọc.

Với quyết tâm thoát nghèo cộng với sự táo bạo, dám nghĩ dám làm, nhiều nông dân ở huyện trung du Hoài Ân (Bình Định) đã đổi đời, trở thành tỷ phú nhờ các loại cây trồng mới, trong đó có loại quả đặc sản.

Nông dân Đặng Văn Cấp (74 tuổi, xã Ân Tường Đông) vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào năm 2023, vì có mô hình sản xuất hiệu quả, ổn định và có sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, của tỉnh Bình Định.Với phương châm không bỏ hoang, lãng phí đất đai ông trồng phủ kín hết toàn bộ khu vườn trên 12ha bằng nhiều loài cây ăn quả. Ông còn sáng kiến ra mô hình trồng tiêu ký sinh vào thân dừa. Ông gầy dựng được vườn tiêu 7.000 trụ, ông còn trồng bổ sung thêm 1.500 cây dừa, 1.000 cây bưởi da xanh và trồng đủ loại cây, như: dâu ăn trái, mận, cam canh, vú sữa, quýt đường, bơ, xoài, sầu riêng, mai vàng.Cây dừa cũng nhờ có phân bón cho tiêu mà cao ngút, cho trái sai, to đều, không tốn công chăm sóc nhiều.

Ông Cấp nhẩm tính, nếu thời tiết thuận lợi, chỉ riêng số trụ tiêu khủng (chưa kể dừa), gia đình thu hoạch 14 tấn hạt tiêu, doanh thu 1,3-1,4 tỷ đồng, trừ hết chi phí sẽ “bỏ túi” 300-400 triệu đồng/năm.Ngoài ra, ông Cấp trồng dừa xiêm đang cho quả, mỗi năm thu 130 triệu đồng; dâu ăn quả mỗi vụ thu 7 tấn (doanh thu ước đạt 180 triệu đồng), bưởi da xanh cũng bắt đầu có trái giá cả khá cao.

Khu vườn cây ăn quả rộng 5ha của ông Nguyễn Hoài Thương (47 tuổi) tại thung lũng Phú Trị (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân), từ năm 2017, ông Thương bắt đầu chuyển hết các diện tích đất đồi trồng keo tràm kém hiệu quả sang cây ăn quả. “Cũng nhờ thêm sự hỗ trợ từ huyện về giống cây, phân bón, khoan giếng, kỹ thuật, nên tôi mạnh dạn đầu tư. Qua 5 năm, tôi đã trồng lên 1.000 cây cam ruột đỏ, 600 cây mít, 500 cây bưởi da xanh cùng với các loại cây bơ, dừa xiêm, sầu riêng”, ông Thương bộc bạch.

Hiện, vườn cây ăn quả của ông Thương đã phát triển tươi tốt, nhiều loài cây đâm hoa kết trái, cho quả có thu nhập. Ông Thương tâm đắc nhất là loài cây sầu riêng musang king (giống nhập từ Malaysia). Đây là loài cây ăn quả mới ở Việt Nam, có giá trên thị trường rất cao. Mỗi loài cây ông Thương đều cho trồng thử nghiệm trước rồi mới triển khai đồng loạt. Hiện, ông Thương đã đầu tư vườn cây ăn quả của mình trên 4 tỷ đồng, ngoài ra ông còn mở rộng thêm 1 vườn cây khác 2,4ha. “Trong khi cây keo tràm chỉ cho thu 15 triệu/1ha/5 đến 6 năm, thì các loài cây ăn quả lại cho giá trị cao hơn, nhất là cây bưởi da xanh nếu trồng đủ 6 tuổi sẽ cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi ha. Ngược lại, cây ăn quả chúng tôi chỉ hái quả chứ không chặt nhổ cây nên nó góp phần rất lớn giữ nguồn nước, phủ xanh đồi trọc, điều hòa khí hậu”, ông Thương đúc kết.

Đi lên từ khó khăn, ở Hoài Ân có rất nhiều nông dân đã vươn mình mạnh mẽ, với khát vọng sống, lao động cùng quyết tâm làm giàu, trên chính mảnh đất quê hương.

Nhiều năm qua, chính quyền luôn sát cánh, đồng hành để hỗ trợ nông dân thực hiện được ước mơ đó. Huyện nỗ lực xây dựng “thủ phủ” nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Từng bước đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường các chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường để tạo nguồn thu bền vững cho nông dân.

Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã công nhận nhãn hiệu cho 8 sản phẩm nông nghiệp của huyện Hoài Ân, gồm: trà Gò Loi, bưởi da xanh, heo Hoài Ân, gà ta thả vườn, dừa xiêm, mít thái, tiêu hột, gạo hữu cơ. Ngoài ra, 60 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP và trên 100ha được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, VietGap.

Nhiều mặt hàng nông sản của huyện như: heo Hoài Ân, gà ta thả vườn, bưởi da xanh, trà nụ hoa hòe, mật ong dú, trứng chim trĩ, thịt heo thảo mộc, gạo hữu cơ đã có mặt trên hệ thống các siêu thị lớn ở TP.Quy Nhơn, TP.Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Trong đó, các sản phẩm trà nụ hoa hòe, dầu phộng, dầu mè của Công ty TNHH DULAH và bún khô, bún tươi của Công ty TNHH Spevi Food đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc bằng đường chính ngạch.

Trở thành thủ phủ cây ăn quả tại Bình Định, là những thành quả đáng tự hào, được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, tâm huyết và cố gắng không biết mệt mỏi, của người nông dân Hoài Ân. Chính vì vậy, nhiều năm qua, huyện Hoài Ân đã tổ chức các Ngày hội nông sản để vinh danh công sức và thành quả của nông dân.

Quy Nhơn

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây