21:43:19 12/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị Bệnh học Thực vật châu Á 2027

Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức hội nghị Bệnh học Thực vật châu Á năm 2027 (ACPP 2027) với chủ đề ‘Sức khỏe cây trồng trong một nền nông nghiệp bền vững’.

Bệnh khảm lá đang gây thiệt hại cho nhiều diện tích sắn ở Việt Nam. Ảnh:TS.

Đại diện Việt Nam vừa tham dự hội nghị Bệnh học Thực vật châu Á (ACPP 2024) tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và đăng cai tổ chức ACPP 2027.

Hội nghị Bệnh học Thực vật châu Á năm 2024 (ACPP 2024) là một trong những sự kiện học thuật có uy tín và ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực bệnh cây ở châu Á.

ACPP đầu tiên được tổ chức bởi Hiệp hội Bệnh học Thực vật Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng 8/2000, đánh dấu sự thành lập chính thức của Hiệp hội các Hội Bệnh cây châu Á.

Kể từ đó, ACPP đã được tổ chức thành công tại Singapore (2005), Indonesia (2007), Úc (2011), Thái Lan (2014) và Hàn Quốc (2017), cung cấp một nền tảng quan trọng cho các nhà nghiên cứu bệnh học thực vật cũng như giảng viên và sinh viên từ châu Á, châu Đại Dương và trên thế giới để trao đổi các kết quả nghiên cứu mới nhất và thảo luận về xu hướng phát triển của bệnh học thực vật.

ACPP 2024 là hội nghị Bệnh học Thực vật châu Á lần thứ 7 được tổ chức tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc trong tháng 8/2024. Hội nghị do Hiệp hội Bệnh học Thực vật Trung Quốc tổ chức với sự phối hợp của Trường Đại học Nông nghiệp Cát Lâm, Học viện Khoa học Nông nghiệp Cát Lâm, Trạm Khuyến nông Công nghệ nông nghiệp tỉnh Cát Lâm và các đơn vị khác.

ACPP 2024 thu hút các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh từ 24 quốc gia với 10 bài giảng phiên toàn thể, 99 bài báo cáo tại các tiểu ban, 9 báo cáo quốc gia về hiện trạng bệnh hại thực vật, 30 báo cáo của sinh viên và 205 báo cáo poster.

Ngành bệnh học thực vật ở Việt Nam đang đi sau các nước tiên tiến, khiến công tác nghiên cứu, phòng chống dịch hại cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh:TS.

ACPP 2024 không chỉ tăng cường hơn nữa ảnh hưởng quốc tế của bệnh học thực vật Trung Quốc ở châu Á mà còn thúc đẩy trao đổi học thuật và hợp tác trong lĩnh vực bệnh học thực vật ở các nước châu Á.

Kết thúc ACPP 2024, Hiệp hội các Hội Bệnh cây châu Á (AASPP) đã bầu ra ban điều hành mới của nhiệm kỳ 2024 – 2027. Trong đó, Chủ tịch Hiệp hội là GS.You-Liang Peng (Trung Quốc). Hội Nghiên cứu Bệnh hại Thực vật Việt Nam được bầu là Phó Chủ tịch AASPP.

Đặc biệt, tại ACPP 2024, Hội Nghiên cứu Bệnh hại Thực vật Việt Nam (VPS) đã vinh dự được đăng cai tổ chức hội nghị Bệnh học Thực vật châu Á năm 2027 (ACPP 2027). Hội nghị này sẽ được tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với chủ đề “Sức khỏe cây trồng trong một nền nông nghiệp bền vững”.

Tuy nhiên, một vấn đề đang được đặt ra với Việt Nam – nước chủ nhà của ACPP 2027 là đang thiếu lực lượng các nhà khoa học về bệnh học thực vật, vừa giỏi chuyên môn, vừa có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để có thể tham gia tích cực và hiệu quả tại ACPP 2027.

Để tổ chức tốt ACPP 2027, việc cần làm ngay với nước ta hiện nay là phải đầu tư nâng cao trình độ nhà khoa học về bệnh cây. Ảnh:TS.

Hiện nay, về bệnh học thực vật, ở mặt bằng chung, Việt Nam đang đi sau các nước tiên tiến trên thế giới. Cụ thể, nhiều nước đã đi sâu vào nghiên cứu ở các lĩnh vực tế bào và gen, trong khi Việt Nam hiện mới nghiên cứu đến quần thể cây. Một số nhà khoa học về bệnh cây của Việt Nam đã đi vào tế bào và gen, nhưng số lượng rất ít ỏi.

Do các nước đã đi vào nghiên cứu tế bào và gen nên phần lớn các báo cáo khoa học dự kiến trình bày tại ACPP 2027 sẽ tập trung vào những lĩnh vực này. Vì vậy, để thúc đẩy tốt việc trao đổi học thuật và hợp tác trong lĩnh vực bệnh học thực vật giữa Việt Nam với các nước châu Á thông qua ACPP 2027, việc cần làm ngay với nước ta hiện nay là phải đầu tư nâng cao trình độ nhà khoa học về bệnh cây ở Việt Nam để có một lực lượng tiệm cận với trình độ chung trên thế giới.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây