16:30:41 02/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho rằng, công nghệ sinh học Việt Nam đang có khoảng cách với thế giới, nguyên nhân chính là nhận thức.

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế chia sẻ về tiến bộ công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Ảnh:Tùng Đinh.

Sáng 5/10, phát biểu tại Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, ông Cao Đức Phát nói công nghệ sinh học là một công cụ khoa học mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp thế giới nhưng thập kỷ gần đây.

Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ví dụ, các chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản như một giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững.

Ngoài ra, nuôi cấy mô đã trở thành ngành công nghiệp ở nhiều nước để nhân giống cây trồng sạch bệnh và chất lượng ổn định và công nghệ gen được áp dụng rộng rãi trong chọn tạo giống.

“Đến nay, đã có đến gần 200 triệu ha trồng cây biến đổi gen, chiếm 78% diện tích gieo trồng đậu tương, 64% bông, 26% ngô, 24% cải dầu toàn cầu”, ông Cao Đức Phát chia sẻ thêm.

Có thể nói, công nghệ sinh học đã đem lại nhiều lợi ích, trong đó góp phần tăng mạnh năng suất nhiều loại cây trồng, nổi bật là ngô, đỗ tương, và bông, đồng thời cho phép giảm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

Ở Việt Nam, TS.Cao Đức Phát khẳng định, Đảng và Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học từ sớm.

Cụ thể, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị 50-CT/TW ngày 4/5/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2016 Ban Bí thư có Kết luận 06 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Chương trình, đề án về phát triển và ưng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, nổi bật là Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm về phát triển và ưng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, sau đó là Quyết định 97 năm 2007 cho lĩnh vực thủy sản.

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 553 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học đến năm 2030. Năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 429/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030.

Gần đây nhất, ngày 30/01/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Hiện nay, công nghệ chỉnh sửa gen đã giúp nghiên cứu ra nhiều giống lúa có thể kháng bệnh. Ảnh:Tùng Đinh.

Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ sinh học được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp. Nổi bật là việc sử dụng các chế phẩm sinh học, kit chẩn đoán bệnh, kỹ thuật nuôi cấy mô.

Từ năm 2014 cây ngô, đậu tương và bông biến đổi gen được phép trồng và sử dụng ở Việt Nam sau quá trình dài khảo nghiệm chặt chẽ theo các chuẩn mực quốc tế.

Cùng với đó, năng lực phát triển công nghệ sinh học được nâng cao, cả về nhân lực, trang thiết bị và thể chế.

“Lợi ích của việc sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là không thể phủ nhận. Trong khi, không có bằng chứng về tác hại như một số người lo ngại”, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế – IRRI khẳng định.

Tuy nhiên, theo ông Cao Đức Phát, điều đáng tiếc lại là việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta quá chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng giãn ra, không đạt các mục tiêu Đảng và Chính phủ đề ra. Trong đó, cản trở chính là vấn đề nhận thức.

Trên thế giới hiện nay, đã xuất hiện nhiều xu hướng mới trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Ví dụ như kết hợp công nghệ vi sinh và nano trong chế tạo các chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao.

Hay công nghệ tế bào được sử dụng để sản xuất thương mại thịt, cá…, công nghệ chỉnh sửa gen được sử dụng ngày càng rộng rãi thay cho chuyển gen.

Cùng với sự thay đổi của công nghệ, sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ số, AI cho phép nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học.

Theo ông Cao Đức Phát, để không tụt hậu, nước ta cần nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt và ứng dụng các xu hướng mới này.

“Khác với 20 năm trước, nay nước ta đã có dược đội ngũ khá đông đảo các nhà khoa học, kỹ thuật viên được đào tạo khá bài bản, nhiều phòng thí nghiệm được trang bị khá hiện đại. Vấn đề chính là phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương do Đảng, Chính phủ đề ra, xóa bỏ mặc cảm, đầu tư thỏa đáng, tháo gỡ các rào cản pháp lý để công nghệ sinh học Việt Nam cất cánh cùng thế giới”, ông Cao Đức Phát phân tích.

Tại diễn đàn, TS. Cao Đức Phát cũng nêu lại một số mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2020 trong Quyết định 11/2006/QĐ-TTg. Theo đó, công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi chiếm 30 – 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vacxin cho vật nuôi.

Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây