16:09:44 02/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.

Những ruộng ớt đang lên xanh tốt sau gần 2 tháng trồng và chăm sóc. Ảnh:Thanh Tiến.

Trong vài năm gần đây, người dân xã Thanh Lương (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã mạnh dạn liên kết với doanh nghiệp trồng ớt theo hướng hữu cơ, đảm bảo các yêu cầu chất lượng và an toàn để xuất khẩu quả ớt tươi sang thị trường Nhật Bản – một trong những thị trường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.

Những ngày cuối tháng 11, thời tiết ở Nghĩa Lộ đã se lạnh, những cánh đồng ở xã Thanh Lương tấp nập người dân chăm sóc rau màu. Những ruộng ớt trồng cách đây gần 2 tháng đang dần bén rễ và vươn lên xanh mướt, chuẩn bị cho vụ thu hoạch đầy hứa hẹn.

Gia đình chị Đèo Thị Héo ở bản Đồng Nơi, xã Thanh Lương đã trồng 1.000m2 ớt từ vụ đông năm 2023, toàn bộ sản phẩm được Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Nghĩa Lộ thu mua với giá 7.000 đồng/kg, mang lại thu nhập hơn 40 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế khá, ngay sau vụ gặt lúa mùa năm nay, gia đình chị Héo đã khẩn trương làm đất, lên luống để trồng hơn 2.000m2 ớt.

Chị Héo làm cỏ cho những khóm ớt, phần lớn diện tích ruộng được phủ nilon để hạn chế cỏ dại. Ảnh:Thanh Tiến.

Chị Héo chia sẻ, giống ớt được công ty cung cấp, sau khi trồng, chăm sóc khoảng 3 tháng sẽ bắt đầu cho thu hoạch quả. Thời gian thu hoạch kéo dài trong 3 – 4 tháng. Vì hợp đất, khí hậu và được hướng dẫn kỹ thuật nên diện tích ớt cho năng suất cao, giá bán ổn định và thu nhập cao hơn nhiều lần so với ngô, lúa và các cây màu khác.

Cũng như gia đình chị Héo, 2 vợ chồng bà Đinh Thị Nga đang tất bật cắm cọc làm chỗ dựa cho những cây ớt khỏi bị đổ khi ra sai quả. Vụ đông năm nay gia đình bà Nga trồng 2.500m2 ớt với giống ớt chuông do công ty cung cấp.

Theo bà Nga, trước đây toàn bộ diện tích này thường trồng dưa hấu, dưa chuột và một số loại rau màu trong vụ đông. Mấy năm nay bà chuyển sang trồng ớt cho năng suất cao, thời gian thu hoạch kéo dài và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên ít rủi ro, thu nhập luôn ổn định. Trung bình 1.000m2 đất trồng ớt thu hoạch được khoảng 6 tấn quả, với giá bán cho công ty là 7.000 đồng/kg.

Người dân cắm cọc để cây ớt không bị đổ khi nặng quả. Ảnh:Thanh Tiến.

Sản phẩm ớt tươi của bà con trong xã được Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Nghĩa Lộ ký kết bao tiêu để xuất khẩu sang Nhật Bản nên đòi hỏi quy trình chăm sóc phải theo hướng hữu cơ, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn. Phân bón chủ yếu sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phòng trừ sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học, luống trồng ớt được phủ nilon để hạn chế cỏ dại. Đến vụ thu hoạch, nhân viên kỹ thuật của công ty sẽ trực tiếp kiểm định chất lượng trước khi thu mua.

Chị Hà Thị Vỹ, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng ớt xuất khẩu xã Thanh Lương cho biết, sau khi đi tham quan mô hình trồng ớt xanh ở Phú Thọ, một số hộ dân trong xã đã chuyển đổi đất cấy lúa sang trồng ớt xuất khẩu. Thấy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều cây trồng khác nên ngày càng nhiều hộ dân chuyển sang trồng ớt.

Mỗi ha ớt cho thu nhập từ 350 – 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh:Thanh Tiến.

Năm 2022, Tổ hợp tác trồng ớt xuất khẩu được thành lập, đến nay có 33 thành viên. Các thành viên luôn cam kết tuân thủ đúng quy trình trồng ớt như sử dụng hạt giống do công ty cung ứng; sử phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học an toàn. Thời gian gieo hạt giống bắt đầu từ tháng 10, đến cuối tháng 12 bắt đầu thu hoạch và kết thúc vụ vào khoảng tháng 6 năm sau.

Chất lượng sản phẩm thu hoạch phải đảm bảo tiêu chuẩn về mẫu mã, màu sắc, kích thước và trọng lượng, không nhiễm bệnh, dị dạng, không dính tạp chất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn quy định.

Mô hình trồng ớt theo hướng hữu cơ, an toàn phục vụ xuất khẩu cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa, ngô và cây màu khác, trung bình đạt 350 – 400 triệu đồng/ha/năm. Toàn bộ sản phẩm ớt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có nguồn gốc rõ ràng và sinh trưởng tốt trong điều kiện canh tác theo hướng hữu cơ. Giống ớt có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai địa phương.

Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Nghĩa Lộ đang phối hợp với chính quyền để vận động bà con mở rộng diện tích trồng ớt. Ảnh:Thanh Tiến.

Anh Phạm Văn Lâm, nhân viên kỹ thuật Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Nghĩa Lộ cho biết, việc trồng ớt để xuất khẩu sang Nhật Bản đòi hỏi nông dân phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ khâu chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch.

Để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Công ty hướng dẫn người dân lựa chọn và chuẩn bị đất trồng không bị ô nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Thực hiện cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng, phân xanh, mùn hữu cơ để tăng độ tơi xốp và cải thiện độ phì nhiêu của đất.

Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ ớt để giảm thiểu sâu bệnh và không làm đất bị cạn kiệt dinh dưỡng.

Hiện Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Nghĩa Lộ đang ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm với gần 20ha ớt ở địa phương. Công ty cũng đang phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục mở rộng quy mô diện tích vùng trồng ớt xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác và tăng thu nhập cho bà con.

Thanh Tiến

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây