“Tôm, cá đánh bắt được ít nhưng bán được giá còn hơn là đánh bắt nhiều mà giá bán bèo bọt, gây cạn kiệt tài nguyên, hao mòn ngư cụ” – ngư dân Tám Nghĩa (làng bè phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) lý giải vì sao ở tuổi 67 mà ông vẫn còn “bồng bềnh” trên sông nước.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên nơi các nhánh sông Đồng Nai, hồ Trị An ngày càng khan hiếm, khó đánh bắt. Tuy vậy, nhiều ngư dân vẫn kiên trì bám sông, trụ ở làng bè để mưu sinh.
“Tôm, cá đánh bắt được ít nhưng bán được giá còn hơn là đánh bắt nhiều mà giá bán bèo bọt, gây cạn kiệt tài nguyên, hao mòn ngư cụ” – ngư dân Tám Nghĩa (làng bè phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa) lý giải vì sao ở tuổi 67 mà ông vẫn còn “bồng bềnh” trên sông nước.
Con chó nhỏ nơi bè cá của ông Tám Nghĩa sủa dồn dập khi thấy chúng tôi ghé qua. Sau khi mắng chú chó không được làm ồn, ông Tám Nghĩa mới chậm rãi kể, từ ngày lấy mặt nước làng bè Long Bình Tân làm nhà, cá, tôm ông bắt được nơi các nhánh sông Đồng Nai rất khó cân đếm được chính xác. Tuy vậy, bản thân ông cũng lượng tính được, ngày ít thì vài ký, nhiều thì vài chục ký khi miệt mài thả 6-7 tay lưới (mỗi tay lưới dài từ 20-40m).
“Cá, tôm ở khu vực sông này không còn nhiều như trước nhưng giá lại cao gấp 3-4 lần nên cuộc sống của gia đình tôi vẫn ổn” – ông Tám Nghĩa bộc bạch.
“Sông nước, ghe, lưới là bạn của chúng tôi nên ngày nào người ướt thì chúng tôi còn có tiền và mai lại tiếp tục “bồng bềnh” trên mặt nước mưu sinh” – ngư dân BẢY HÙNG (ngụ phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) lạc quan tỏ bày. |
Làng bè Long Bình Tân trước kia có hàng trăm ngư dân, ghe (thuyền) nhỏ, ghe lớn đậu chật bến. Nay cá, tôm không còn nhiều và dân làng bè phần lớn chuyển đổi nghề nghiệp nên bến cá đìu hiu.
“Số người làm nghề nay còn chưa tới 1/3 và chủ yếu là người lớn tuổi. Tuy vậy, sông còn cá, tôm, ốc, hến… thì chúng tôi vẫn kiên nhẫn bám nghề” – ông Văn Thanh (61 tuổi), một ngư dân làng bè Long Bình Tân bày tỏ.
Xóm câu nơi khu phố 5, phường Bửu Hòa và làng bè Hiệp Hòa, phường Hiệp Hòa (thành phố Biên Hòa) chỉ còn vài chục ngư dân. Do công việc đánh bắt ngày càng khó khăn nên ngư dân sống được là nhờ con cái hỗ trợ, chứ không chỉ dựa vào nghề giăng lưới, thả câu của mình.
“Mỗi lần giăng lưới, thả câu chỉ được chút ít cá đem về ăn và bán, nhưng tôi thấy vui vì có đồng ra đồng vào, không phụ thuộc hoàn toàn vào con cái nên tôi cũng chưa bỏ nghề được” – ngư dân Chín Tịnh (64 tuổi, phường Hiệp Hòa) tâm sự.
Cũng theo ông Chín Tịnh, cá, tôm ở sông Đồng Nai giờ còn ít, khó đánh bắt, nhưng bù lại bán được giá; đánh được đem ra xóm, ra chợ bán cũng có người mua nên đủ chi phí xăng dầu, chi tiêu trong ngày.
Có mặt theo dòng người dân Việt kiều Campuchia tìm về cố hương những năm 1990, ông Lâm Thạch (ngụ ấp Trường An, xã Thanh Bình, huyện Vĩnh Cửu) chọn lòng hồ Trị An (Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai) làm nơi mưu sinh. Cái bè nhỏ của gia đình ông cũng là nhà nên chân ông mấy chục năm nay chạm ván thuyền, bè nhiều hơn mặt đất.
“Chúng tôi mong sao tất cả ngư dân hành nghề đều ý thức tốt trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nơi ao, hồ, sông, suối. Khi mọi người đều có trách nhiệm với nghề, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì cái nghề bồng bềnh trên mặt nước sẽ không còn nặng lo toan” – ngư dân THẠCH KHUY (ngụ xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) bộc bạch. |
Ông Lâm Thạch cho biết, các loại cá: chim trắng, lóc bông, bông lau, bóng tượng hay tôm càng xanh… giờ khó đánh bắt hơn trước. Bù lại, các loại cá, tôm này giờ trở thành đặc sản của hồ Trị An nên giá cao gấp nhiều lần, mỗi chuyến đánh bắt ông cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Nhờ vậy, ông vẫn sống được với nghề.
Hồ Trị An rộng trên 32 ngàn hécta, có 6 khu làng bè với khoảng 600 bè và hơn 1 ngàn ngư dân. Cụ thể các khu làng bè như: khu phố 1, thị trấn Vĩnh An và ấp 1, ấp 4, xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu); La Ngà (xã La Ngà), Phát Thanh Sơn (xã Thanh Sơn), khu vực hồ Trị An (huyện Định Quán). Mặc dù việc đánh bắt trên lòng hồ được kiểm soát, tôm, cá được thả bổ sung thường xuyên, có khu vực bảo tồn, cấm đánh bắt… nhưng ngư dân vẫn luôn ca thán tôm, cá ngày càng khó bắt.
Ngư dân Út Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường, huyện Định Quán) cho biết, nguồn lợi thủy sản hồ Trị An những năm gần đây không dồi dào bằng chục năm về trước. Tuy vậy, nó vẫn đảm bảo cuộc sống cho những ngư dân kiên trì bám nghề, đánh bắt kết hợp nuôi trồng. Chính vì vậy, ông Út Cường chắc nịch tuyên bố, hồ Trị An còn nước để vận hành phát điện thì còn người hành nghề đánh bắt vì cá, tôm còn.
Cá cơm nước ngọt do ngư dân làng bè La Ngà (xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) đánh bắt được đem ra vựa bán.
Suốt đêm căng mắt lái mũi ghe đuổi theo luồng cá, đến sáng người mệt nhoài nên ông Ba Lành (ngụ xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) nặng nề đôi chân bước lên bờ cùng với mấy giỏ cá cơm ướp đá.
Đêm qua, ông Ba Lành đánh bắt được trên 30 ký cá cơm, giá cá cân vựa 25 ngàn đồng/kg nên ông bỏ túi được 750 ngàn đồng.
Tiền bán cá hôm nay ông Ba Lành đem về cho vợ tuy thấp hơn các đêm khác 300-500 ngàn đồng nhưng ông vẫn hài lòng, vì còn một tháng nữa mới vào mùa cá cơm, không có gì phải vội, ráng sức.
Chợ cá Bến Nôm (xã Phú Cường) 6 giờ sáng đã có rất nhiều ghe, xe vào bán và mua tôm, cá. Tại quán cà phê nhỏ của ông Phạm Kiên (ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường), ngư dân lác đác vào ngồi bàn tán chuyện nghề, chuyện đời.
Điều các ngư dân ấm ức nhất không phải đêm qua đánh bắt được ít tôm, cá hay giá cả bị tụt giảm theo từng phiên chợ, mà là kiểu đánh bắt “bất lương” của một bộ phận nhỏ ngư dân như: sử dụng xung điện, ủi vồ, lồng xếp (lờ dây, bát quái, dớn, lừ)… gây tiếng xấu cho ngư dân hành nghề tuân thủ quy định đánh bắt cá ở lòng hồ Trị An.
“Sông, hồ còn nước thì còn tôm, cá. Nhưng cá, tôm nhiều hay ít phải phụ thuộc vào việc các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết trong việc loại trừ kiểu đánh bắt tận diệt bằng các ngư cụ cấm, không biết để dành tôm, cá cho tương lai” – ông Tư Hải (57 tuổi, ngụ làng bè Suối Tượng, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) tỏ bày.
Đoàn Phú (Báo Đồng Nai)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới