Theo đó, giới thiệu trực tiếp về thương hiệu, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đến các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng tạithị trường Trung Quốc. Tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp cho doanh nghiệp hai bên để tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh doanh; Làm việc tại một số hệ thống nhà xưởng, kho bãi, vận tải và một số doanh nghiệp nhập khẩu gạo lớn tại Trung Quốc; Tìm hiểu hệ thống và cách thức phân phối, bán lẻ và tiêu thụ của người tiêu dùng Trung Quốc. Từ đó xây dựng phương thức thâm nhập trực tiếp, gia tăng thị phần tại thị trường này.
Hiện Việt Nam có khả năng cung ứng tốt các dòng gạo được ưa chuộng tại Trung Quốc như các dòng gạo thơm phẩm cấp cao, gạo ST, gạo nếp… Trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc, mặt hàng gạo đã luôn tăng trưởng rất tốt trong những năm vừa qua.
Năm 2022,xuất khẩu gạocủa Việt Nam sang Trung Quốc đạt khối lượng hơn 834.000 tấn, trị giá 423,2 triệu USD. Năm 2023, Trung Quốc cũng đã nhập khẩu từ Việt Nam hơn 917.000 tấn gạo, trị giá gần 531 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc có sự sụt giảm mạnh. Số liệu thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, đến hết tháng 7/2024 Trung Quốc mới chỉ nhập từ Việt Nam hơn 223.000 tấn gạo, trị giá gần 131 triệu USD.
Do đó, tìm hiểu sâu về định hướng chính sách, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, các quy định về xuất nhập khẩu gạo của Trung Quốc là điều cần thiết để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin, chủ động kế hoạch đáp ứng yêu cầu của thị trường.