05:02:33 08/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Thịt bò nuôi tại một HTX ở Hà Giang luôn có giá bán cao hơn thị trường 100.000 đồng/kg nhờ bí quyết này

Ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý, theo dõi đàn bò vàng Hà Giang đã giúp HTX Cát Lý, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) thực hiện thành công mô hình nuôi bò theo chuỗi giá trị hàng hóa, bước đầu đã tạo sinh kế cho người nông dân.

Nuôi bò vàng giá trị cao

Đã từng thành công từ mô hình nuôi chim bồ câu ở tỉnh Đồng Nai theo chuỗi giá trị hàng hóa, nhưng sau hai năm đại dịch bệnh Covid-19 đã làm kinh tế gia đình anh Thượng Thái Cát thiệt hại lớn. Sau đại dịch, năm 2022 anh chị quyết định trở về Hà Giang làm lại kinh tế với mô hình nuôi bò vàng Hà Giang theo hướng trang trại.

Giám đốc HTX Cát Lý Thượng Thái Cát giới thiệu với phóng viên về phần mềm quản lý đàn bò

Tháng 3.2022, anh Thượng Thái Cát thành lập HTX Cát Lý, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là nuôi bò thịt, giết mổ, sơ chế các sản phẩm từ thịt bò. Hiện tại, HTX có 1 trang trại chăn nuôi bò vỗ béo theo quy trình khép kín với quy mô 200 con tại thôn Mịch B, xã Thuận Hòa; 1 cơ sở giết mổ, sơ chế và chế biến các sản phẩm từ thịt.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như chất lượng thịt bò đáp ứng theo đúng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao. Cộng với việc chu kỳ để có được con bò đủ tiêu chuẩn xuất mổ là khá dài, thường hơn 2 năm. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại của HTX đã không đáp ứng được lượng thịt bò xuất bán cho thị trường hiện nay.

Để chăn nuôi bền vững, khắc phục khó khăn, HTX Cát Lý đã triển khai phương án liên kết chăn nuôi với người nông dân theo chuỗi giá trị. Ban đầu, HTX đầu tư bò cho người dân có điều kiện về nhân lực, diện tích cỏ, chuồng trại. Số bò này sẽ được kiểm tra sức khỏe, tiêm vác xin, tẩy ký sinh trùng định kỳ qua hệ thống cán bộ nông nghiệp xã.

Đến khi bò đủ tiêu chuẩn xuất mổ, HTX sẽ mua lại của người dân, sau khi trừ trọng lượng ban đầu, toàn bộ số kg tăng thêm của con bò, người dân sẽ được hưởng với giá bằng hoặc cao hơn thị thường. Nếu con nào sinh sản ra bò mới, thì người dân tiếp tục được HTX hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc để bò trưởng thành khỏe mạnh, đến khi đủ tiêu chuẩn mổ thịt thì HTX sẽ tiếp tục thu mua và người dân sẽ được thụ hưởng hoàn toàn giá trị con bò đó.

Đến nay, tổng số hộ chăn nuôi bò theo mô hình chuỗi giá trị của HTX Cát Lý là 447 hộ, với tổng số bò là 1.304 con. Các hộ tập trung ở các huyện, Vị Xuyên, Bắc Mê và Yên Minh.

Mỗi con bò được gán 1 mã số theo dõi cùng với mã Qrcore để trích xuất nguồn gốc

Bò được đánh mã số, đeo khuyên

Khi đàn bò ngày càng tăng thêm số lượng, vấn đề quản lý đàn bò đã đặt ra bài toán khó cho HTX. Bởi quản lý bằng sổ sách rất khó để kiểm tra, rà soát, thống kê, đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của bò. Để khắc phục hạn chế trên, HTX Cát Lý đã ứng dụng phần mềm tin học vào quản lý đàn bò của mình.

Phần mềm sẽ tổng hợp, theo dõi sinh trưởng của đàn bò từ lúc sinh ra cho đến lúc xuất bán ra thị trường, mỗi con bò đều được gắn số và đi kèm là mã QRcore để khách hàng truy xuất nguồn gốc của thịt bò mà HTX sản xuất.

Thông tin bệnh dịch, tiêm vác xin và hồ sơ sức khỏe của bò đều được cập nhật thường xuyên từ chủ bò và cán bộ thú y. Từ khi ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý đàn bò thuận lợi hơn, khách hàng có thể quét mã QRcore sẽ biết thông tin cơ sở đang nuôi bò, mã bò, loại bò, ngày sinh, giống bò, trọng lượng, độ tuổi và thông tin sử dụng thuốc, vác xin… Đây là vấn đề cốt lõi bên cạnh chất lượng thịt bò để khách hàng tin dùng.

Bên cạnh đó, HTX cũng hợp đồng với thú y thôn bản để hỗ trợ người dân kỹ thuật, cách chăm sóc, nuôi dưỡng bò. Khi bò có vấn đề về sức khỏe, đây là lực lượng nòng cốt để kịp thời xử lý cho người dân. Cán bộ thú y sẽ quản lý theo địa bàn dân cư, nơi mà bò của HTX Cát Lý đang được người chăm sóc. Số lượng cán bộ hỗ trợ trên 10 người, và sẽ tăng theo số lượng bò.

Hiện, sản phẩm thịt bò của HTX đã có mặt tại hệ thống siêu thị các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội.

Theo anh Thượng Thái Cát, Giám đốc HTX Cát Lý, giống bò mà HTX chọn nuôi và quản lý là bò vàng Hà Giang, đây là loại bò sinh trưởng phù hợp với đặng trưng của địa phương vùng cao Hà Giang, đó là nuôi nhốt, bò ăn trên máng. Bò khi trưởng thành có thể nặng 200-300kg, có thành phẩm thịt cao, mềm và thơm.

Đầu ra của sản phẩm được HTX phân phối độc quyền tại các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội. Giá thịt bán ra cho các cửa hàng luôn đắt hơn giá thị trường 100.000 đồng/kg. Theo nhu cầu của các đơn hàng, một ngày nhu cầu thị trường là trên 2 con. Tuy nhiên với số lượng bò hiện có, cộng với chu kỳ sinh trưởng của bò khá dài nên HTX chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay.

Với uy tín, chất lượng của thịt bò vàng Hà Giang mà HTX Cát Lý đang quản lý và chăm sóc, để giữ thương hiệu này, HTX chỉ bán sản phẩm thịt bò mà chính HTX đang quản lý. Không bán sản phẩm nhập từ bên ngoài. Đây là phương châm để giữ uy tín với khách hàng cũng như mở rộng quy mô đàn bò theo chuỗi giá trị để phát triển hơn thương hiệu bò vàng Hà Giang.

Lê Lâm (baohagiang.vn)

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây