21:50:02 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tháo gỡ khó khăn trong quản lý, sử dụng đất rừng

Mục lục

    Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 15,8 triệu héc-ta, trong đó, rừng đặc dụng là 2,4 triệu héc-ta, rừng phòng hộ là 5,2 triệu héc-ta và rừng sản xuất là 8,2 triệu héc-ta.

    Lực lượng kiểm lâm tuần tra Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Ảnh THU CÚC)

    Ðến nay, diện tích đất rừng toàn quốc giao cho các chủ rừng là đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư mới đạt hơn 75% và vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất rừng cần phải tiếp tục tháo gỡ, xử lý.

    Quy định mới tạo nhiều thuận lợi

    Theo Cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Bảo, tại Ðiều 190 Luật Ðất đai 2024, quy định về các hoạt động lấn biển và Ðiều 248 với các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp 2017 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2024. Ðây là hai quy định đi vào thực tiễn cuộc sống sớm nhất của luật này.

    Luật đã thống nhất về đối tượng, hình thức giao, cho thuê đất lâm nghiệp với giao rừng, cho thuê rừng, qua đó, khắc phục những bất cập, chưa thống nhất giữa Luật Ðất đai năm 2013 và Luật Lâm nghiệp năm 2017, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện giao, cho thuê đất rừng và giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cá nhân, ngay sau khi Luật Ðất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật có hiệu lực thi hành.

    Cùng với đó, những quy định mới sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đồng thời bổ sung quy định về nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

    Việc bổ sung quy định nêu trên, nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, phát triển kinh tế dưới tán rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, người làm nghề rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Theo Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mới đây, cả nước hiện có 14.860.309 ha, trong đó rừng tự nhiên 10.129.751 ha; rừng trồng 4.730.557 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%.

    Trong số các tỉnh có rừng trên toàn quốc, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với 1.018.788 ha; tiếp theo là Quảng Nam với 681.156 ha, xếp thứ 3 là Sơn La với 676.890 ha.

    Ngoài ra, một số tỉnh có diện tích rừng lớn như: Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Ðắk Lắk, Lạng Sơn, Hòa Bình… Tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất là Bắc Kạn với 73,38%; tiếp theo là Quảng Bình với 68,70%; Tuyên Quang 65,18%.

    Tại tỉnh Hòa Bình, nơi có gần 295.000 ha đất lâm nghiệp, với tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,61% diện tích toàn tỉnh, đã chỉ đạo các địa phương triển khai, thực hiện tốt theo quy hoạch ba loại rừng, đồng thời phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp, làm cơ sở để chính quyền các cấp chủ động trong công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp.

    Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình Nguyễn Hữu Tài cho biết, việc phân cấp, phân quyền về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh (theo Khoản 5 Ðiều 248 sửa đổi, bổ sung Ðiều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017) đã tạo điều kiện cho các địa phương, trong đó có tỉnh Hòa Bình, chủ động trong quyết định các chủ trương đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội, tập trung quy hoạch đất rừng hiệu quả. Mong muốn của các địa phương là Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành để thực hiện, qua đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ rừng, cơ quan quản lý liên quan và các địa phương đẩy mạnh quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, nâng cao giá trị đa dụng của tài nguyên rừng.

    Ðến nay, cũng như tỉnh Hòa Bình, tại nhiều địa phương có rừng, các hộ gia đình đã triển khai mạnh mẽ các mô hình kinh tế lâm nghiệp như trồng rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ, mô hình nông lâm kết hợp có giá trị.

    Hằng năm, các chủ rừng đã thực hiện khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với hơn 6,2 triệu héc-ta, góp phần tạo thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

    Chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng được triển khai hiệu quả.

    Ngành lâm nghiệp tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia trực tiếp bảo vệ rừng khoảng hơn 5 triệu lao động, góp phần cải thiện sinh kế cho khoảng 25 triệu người dân sống gần rừng.

    Về kinh tế, thời gian qua, ngành lâm nghiệp phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

    Về xã hội, kinh tế lâm nghiệp đã góp phần xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp và văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh.

    Về môi trường, rừng được quản lý bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết tham gia…

    Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về chính sách

    Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Hà Công Tuấn cho rằng, thực tế hiện nay, công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ba loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) còn chồng chéo, chưa thống nhất, thiếu tính đồng bộ; chất lượng các đơn vị lập, điều chỉnh quy hoạch còn thấp. Cơ cấu quản lý sử dụng rừng và đất rừng chưa hợp lý. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp là do Nhà nước quản lý, diện tích giao cho hộ gia đình, tổ chức và cá nhân còn ít. Việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có phần tách biệt và khép kín đã tạo ra rào cản cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác như trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản, cản trở việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Công tác giao rừng, thuê rừng chưa đồng bộ với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; phần lớn hộ gia đình, cá nhân ở một số tỉnh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất lâu dài, ổn định. Công tác giao đất, giao rừng triển khai chậm, do thiếu nguồn kinh phí để thực hiện, dẫn đến còn nhiều diện tích rừng tự nhiên chưa có chủ cho nên UBND cấp xã đang phải quản lý và tổ chức khoán cho cộng đồng địa phương bảo vệ.

    PGS, TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chủ rừng Việt Nam (VIFORA) cho biết, hiện số liệu về diện tích đất lâm nghiệp được giao do ngành tài nguyên và môi trường công bố với số liệu về diện tích rừng được giao do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố chưa đồng bộ, thống nhất. Ðây là bất cập kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Nguyên nhân chính là do chưa thống nhất về các chỉ tiêu kiểm kê, thống kê đất lâm nghiệp và rừng; công nghệ, quy trình, phương pháp và sự phối hợp chưa được thực hiện tốt. Một hạn chế nữa là công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã gây ra những hậu quả mất rừng nặng nề. Những năm gần đây, sức ép về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã giảm nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhiều diện tích rừng vẫn tiếp tục chuyển sang mục đích khác. Hầu hết diện tích rừng do UBND xã quản lý ở vùng sâu, vùng xa; nhiều diện tích đang để hoang hóa hoặc đang sử dụng vào các mục đích ngoài lâm nghiệp; nhiều nơi bị lấn chiếm, một số nơi có xung đột, tranh chấp.

    Nhìn chung công tác quản lý nhà nước như thống kê, xác định ranh giới, cắm mốc, kiểm kê, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện tốt. Hồ sơ rừng không có hoặc sơ sài; không rõ ranh giới trên thực địa trong khi ngân sách nhà nước hạn chế để điều tra, thống kê, kiểm kê, lập bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật diễn biến hằng năm.

    Ðể thống nhất các nhóm đất thuộc đất lâm nghiệp, trước mắt cơ quan chức năng cần nghiên cứu bổ sung các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Ðất đai, trong đó phải thống nhất quy định về mã các loại đất lâm nghiệp; sửa đổi bổ sung các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp; sớm hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch sử dụng đất theo phân cấp quản lý hành chính; tập trung phân bổ quỹ đất cho phù hợp yêu cầu sử dụng đất và quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận đất đai của các chủ thể có nhu cầu sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; bổ sung đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất lâm nghiệp, hạn mức giao đất, xây dựng chính sách cho doanh nghiệp thuê rừng…

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây