Canh tác trong nhà kính, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và lựa chọn được hạt giống tốt, bà con trồng ớt chuông tại Lâm Đồng gặt hái được nhiều thành công.
Canh tác trong nhà kính với công nghệ tưới tự động, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và lựa chọn được hạt giống tốt, bà con trồng ớt chuông tại Lâm Đồng đang gặt hái được nhiều thành công với năng suất vượt trội, có đầu ra ổn định nhờ đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nhu cầu tiêu thụ nội địa cao, tiềm năng xuất khẩu lớn, ớt chuông ngày càng được nông dân tại Lâm Đồng lựa chọn và trở thành cây trồng chủ lực. Nhờ ứng dụng các phương pháp canh tác hiện đại, ớt chuông canh tác tại đây đạt năng suất và chất lượng vượt trội, từ đó ổn định thu nhập cho bà con và mở ra tiềm năng xuất khẩu lớn.
Sở hữu 1ha ớt chuông trồng trong nhà kính tại xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) ông Ngô Văn Hải cho biết: “Nhờ hệ thống tưới tự động, có thể điều khiển qua điện thoại, tôi tiết kiệm được đáng kể công sức và nước tưới. Ngoài ra, tôi cũng áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đảm bảo ớt chuông luôn đạt chất lượng và an toàn với sức khỏe, nhờ đó các mùa vụ đều được bao tiêu đầu ra 100% với giá ổn định”.
Trồng trong nhà kính với hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể, hệ thống thông gió hiện đại, vườn ớt chuông của ông Hải được cung cấp môi trường tối ưu cho sự phát triển. Song song đó, ông cũng áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – Integrated Pest Management), dựa trên 4 nguyên tắc gồm: Trồng cây khỏe; bảo tồn thiên địch; thăm đồng thường xuyên; nông dân trở thành chuyên gia. Nhờ đó, đã giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường và sức khỏe con người.
Cũng áp dụng mô hình công nghệ cao, chị Kiều Oanh (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) đã trồng ớt chuông từ 3 năm nay với kết quả vượt trội so với các cây trồng khác. “Trồng trong nhà kính giúp giảm thiểu tác động từ thời tiết bất lợi, hạn chế sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây phát triển ổn định. Tôi cũng chọn được giống phù hợp nên cây sinh trưởng mạnh, năng suất luôn duy trì ở mức cao”, chị Oanh cho biết.
Đạt năng suất trung bình 5kg/cây, ớt chuông tại vườn chị Oanh còn cho trái kích thước lớn, múi đều, màu đẹp, quả cứng giòn và có thể bảo quản được lâu, vì vậy được thương lái tin tưởng ký hợp đồng thu mua trong nhiều mùa vụ.
Không riêng ông Hải, chị Oanh, mỗi năm tại Lâm Đồng có đến 350 đến 400ha canh tác ớt chuông theo mô hình công nghệ cao, giúp bà con tăng năng suất, tối ưu chi phí canh tác, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng sống với nguồn thu nhập ổn định.
Song song với phương thức canh tác hiệu quả, việc lựa chọn hạt giống tốt sẽ là nền tảng vững chắc để cây sinh trưởng nhanh, mạnh khỏe, tối ưu năng suất và đảm bảo chất lượng quả. Tại Lâm Đồng, giống ớt chuông đỏ Bokken và ớt chuông vàng Kaamos là những lựa chọn quen thuộc của nhiều bà con.
“So với các giống khác, ớt chuông đỏ Bokken và ớt chuông vàng Kaamos có năng suất cao hơn từ 10 – 20%. Đây đều là những giống cây khỏe mạnh, khả năng kháng bệnh tốt nên giúp tôi tiết kiệm được chi phí và nhân công chăm sóc, cũng giảm được số lượng cây chết trong quá trình canh tác”, ông Hải chia sẻ về lựa chọn hạt giống của mình.
Cũng đang trồng song song hai giống ớt trên, chị Oanh cho biết thêm: “Giống ớt chông đỏ Bokken có cây thấp, giúp tiết kiệm công chăm sóc, trong khi đó, giống Kaamos lại có trái cứng, bảo quản lâu, được thương lái ưa chuộng. Nhìn chung, năng suất của các giống này đều cao hơn các giống khác khoảng 15%”.
Theo bà con, ớt chuông đỏ Bokken và ớt chuông vàng Kaamos cho năng suất cao hơn từ 10 – 20% so với các giống khác.
Bokken và Kaamos là bộ hạt giống ớt chuông của Syngenta, được lựa chọn và phát triển phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của nông dân và người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Các giống ớt trên không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng trái và năng suất mà còn được bổ sung tính kháng bệnh phấn trắng, virus, mang đến khả năng chống chịu cho cây và hỗ trợ nhà vườn thích ứng với mô hình canh tác IPM.
– Hạt giống ớt chuông đỏ lai F1 Bokken: Đậu quả tốt, liên tục, cây siêu khỏe, kháng tốt phấn trắng. Quả ớt Bokken có kích thước đồng đều, màu đỏ tươi đẹp, thịt dày, giòn và hương vị ngọt.
– Hạt giống ớt chuông vàng lai F1 Kaamos: Cây sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt, kháng bệnh phấn trắng, virus (Tm:0-3, TSWV), năng suất cao và ổn định. Đạt 250 – 300gram/trái, trái cứng, dày cùi, chuyển màu nhanh, dễ bảo quản.
Nguyễn Mai
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới