Nỗ lực cho hành trình nâng cao nhận thức sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm, Syngenta hàng năm tổ chức tập huấn cho hàng chục ngàn bà con nông dân trên toàn quốc.
Theo ghi nhận của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), hàng năm sâu bệnh làm thiệt hại từ 20% đến 40% sản lượng cây trồng toàn cầu. Mỗi năm, bệnh hại cây trồng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 220 tỷ USD, và côn trùng gây hại khoảng 70 tỷ USD. Vì vậy, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, thuốc BVTV được xem là giải pháp hiệu quả, góp phần hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, dịch hại, bảo đảm năng suất cây trồng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho nông dân.
Cũng theo khuyến nghị từ FAO, các phương pháp quản lý dịch hại cần đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, vấn đề sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm được đặt ra một cách cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh còn một bộ phận nông dân ít cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức mới, dẫn đến lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, không đúng kỹ thuật… Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn khiến nông sản không đáp ứng quy định về dư lượng thuốc BVTV khi xuất khẩu tới các thị trường khó tính.
Anh Nguyễn Thanh Nguyên, nông dân ở Cần Thơ cho biết: “Khi sử dụng thuốc BVTV, tôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc theo hướng dẫn của người bán. Vì vậy, ngoài thông tin cơ bản về tác dụng và cách pha, tôi hầu như không có kiến thức nào khác và cũng ít để ý đến các biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc”.
Từ thực tế này, các hoạt động tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm dành cho nông dân cần được tổ chức thường xuyên, đa dạng. Để nông dân không chỉ có kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường sống, mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế nhờ nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Nỗ lực cho hành trình nâng cao nhận thức sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm, Syngenta hàng năm tổ chức hàng trăm buổi tập huấn cho hàng chục ngàn bà con nông dân trên toàn quốc. Hoạt động tập huấn thường xuyên đổi mới cách thức, nhằm giúp nông dân dễ tiếp thu, từ nhận thức biến thành hành động, từ hành động thành thói quen.
Cụ thể, bên cạnh những nội dung tập huấn ngắn gọn, được thể hiện dưới hình thức video trực quan, sinh động, đội ngũ chuyên gia của Syngenta còn có những buổi tập huấn được tổ chức ngay trên đồng ruộng. Kết hợp lý thuyết giảng dạy và hướng dẫn thực hành ngay trên cây trồng, bà con nông dân có thể chẩn đoán, phân loại, xác định đặc điểm của sinh vật gây hại, bên cạnh đó là xác định phương pháp phòng trừ an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm với môi trường.
Trong các buổi tập huấn chuyên sâu, các nội dung về “nguyên tắc 4 đúng”, “5 quy tắc vàng”, hướng dẫn lựa chọn, vận chuyển, thu gom bao gói thuốc BVTV và xử lý khi nghi bị phơi nhiễm… trở nên thú vị với hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình hoặc các câu hỏi vui có quà tặng. Song song, các buổi tập huấn nhanh nhằm nâng cao nhận thức cho bà con cũng được triển khai trong tất cả sự kiện có tính chất thương mại của Syngenta.
“Khi tham gia tập huấn do Syngenta tổ chức, lần đầu tiên tôi biết đến các nguyên tắc khi tiếp xúc với thuốc BVTV và chắc chắn sẽ áp dụng để bảo vệ sức khỏe. Tôi cũng được hướng dẫn nhận biết các đặc điểm của dịch hại và được tư vấn “dịch nào, thuốc nấy”. Những kiến thức này giúp tôi sử dụng đúng thuốc, từ đó đem lại hiệu quả cao, không gây lãng phí thuốc. Ngoài ra, chương trình còn tặng thêm thiết bị bảo hộ, để tôi tập thành thói quen khi sử dụng thuốc BVTV”, anh Nguyên hào hứng chia sẻ sau khi tham gia buổi tập huấn.
Bên cạnh tập huấn để cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ năng, Syngenta còn có những hoạt động thiết thực, giúp nông dân hình thành thói quen bảo vệ đúng cách khi tiếp xúc với thuốc BVTV. Công ty thường xuyên tặng các thiết bị bảo hộ tại các lớp tập huấn, đặc biệt tổ chức lắp đặt bồn rửa tay tại các Đại lý. Được triển khai từ 2023, chương trình đến nay đã trang bị được 100 bồn rửa tay trên toàn quốc, tất cả được lắp đặt kèm nội dung ghi nhớ về 5 nguyên tắc vàng.
Đặc biệt, trong khuôn khổ của Mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững và Dự án cà phê cảnh quan bền vững, Syngenta đã phối hợp với các đối tác để đồng hành cùng nông dân trong suốt quá trình canh tác. Từ việc chọn giống, xử lý đất, đến áp dụng kỹ thuật mới về quản lý dịch hại, sử dụng phân bón và các sản phẩm BVTV an toàn, hiệu quả, hay giải pháp tưới tiêu tiết kiệm, bà con đều được tư vấn và hướng dẫn ngay tại vườn. Qua đó, không chỉ giúp bà con nâng cao chất lượng nông sản, cải thiện chất lượng sống, mà còn hướng đến nông nghiệp bền vững thông qua giảm suy thoái đất, bảo tồn nguồn nước tưới và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chia sẻ về những nỗ lực này, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc Đối ngoại và Phát triển Bền vững của Syngenta Việt Nam cho biết: “Luôn đa dạng hóa và đổi mới hoạt động tập huấn, chúng tôi còn đầu tư mạnh mẽ trong tuyên truyền các nội dung hữu ích này trên báo chí và mạng xã hội. Và bằng việc hỗ trợ nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, chúng tôi góp phần tạo nên lực lượng nòng cốt xây dựng nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam”.
Tùng Đinh
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới