23:53:50 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tăng thuế thuốc lá đột ngột, nông dân vùng nguyên liệu sẽ chịu tác động như thế nào?

Mục lục

    Doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp phải thu hẹp quy mô và có nguy cơ phá sản, dẫn đến người nông dân tại vùng nguyên liệu bị giảm hoặc mất thu nhập là viễn cảnh sẽ xảy ra khi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuốc lá tăng cao và đột ngột.

    Người nông dân và nỗi lo sinh kế

    Ngành thuốc lá hợp pháp đang tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm 110.000 – 120.000 nông dân trồng thuốc lá, khoảng 10.000 nhân viên nhà sản xuất, 8.000 nhân viên nhà phân phối, và khoảng 1 triệu điểm bán lẻ.

    Sinh kế của người nông dân vùng trồng nguyên liệu và những lao động kiếm thu nhập khi tham gia các công đoạn phân loại và ép kiện cũng như các nguồn thu nhập phụ trợ kèm theo nên là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển và ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

    Tại Việt Nam, cây thuốc lá thường được trồng nhiều ở một số vùng như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh…với tổng diện tích 12.000 ha.

    Sinh kế sẽ là nỗi lo của người nông dân vùng trồng nguyên liệu và những người lao động nếu như tăng thuế cao và đột ngột.

    Đơn cử, cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Gia Lai, trong niên vụ 2023-2024, giá thu mua dự kiến từ 63.000 – 72.000 đồng/kg. Còn tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cây thuốc lá phù hợp với trình độ canh tác của người dân địa phương.

    Chia sẻ tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Vi Nông Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cho biết, tổng diện tích gieo trồng cây thuốc lá năm 2023 tại địa phương này đạt 920 ha, sản lượng đạt khoảng 2.018 tấn, doanh thu đạt trên 111,8 tỷ đồng (giá trị đạt 121,5 triệu đồng/ha). Còn trong năm 2024, tổng diện tích gieo trồng cây thuốc lá tăng nhẹ đạt 948 ha, sản lượng ước đạt 2.158 tấn, doanh thu ước đạt trên 114,3 tỷ đồng (giá trị ước đạt 120,5 triệu đồng/ha).

    Ông Vi Nông Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng chia sẻ, việc tìm kiếm và chuyển đổi sang loại cây trồng khác hợp với khí hậu thổ nhưỡng và mang lại sinh kế ổn định cho người nông dân vùng trồng nguyên liệu là không hề đơn giản.

    Theo thống kê về thu nhập của các hộ nông dân trên toàn quốc, thu nhập bình quân một tháng của một hộ nông dân riêng nhờ vào việc trồng thuốc lá là hơn 14 triệu đồng, trong khi đó tổng thu nhập bình quân một tháng của một hộ nông dân ở mức khoảng 22 triệu đồng.

    Vì vậy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo các phương án của Bộ Tài chính dẫn đến việc giảm sản lượng thuốc lá đột ngột sẽ khiến đầu ra của cây thuốc lá giảm sút mạnh và bất ngờ. Điều này gây bất lợi rất lớn cho các địa phương có vùng trồng nguyên liệu thuốc lá, tạo ra gánh nặng lớn về mặt kinh tế và an sinh xã hội cho các vùng nguyên liệu thuốc lá.

    Nhìn vào quốc gia láng giềng Thái Lan, Thống đốc Cơ quan Thuốc lá Thái Lan Poomjit Pongpanngam cho biết, thuế suất thuốc lá không hợp lý đã khiến doanh số bán hàng tại nước này giảm đáng kể, dẫn đến giảm 50% lượng nguyên liệu thuốc lá thu mua từ nông dân trong ba năm qua, làm giảm thu nhập của 500.000 nông dân.

    “Vì vậy, chúng tôi hi vọng Tổng cục thuế, Bộ Tài chính và Chính phủ sẽ cân nhắc đến các tác động của việc tăng thuế thuốc lá lên sinh kế của người nông dân trong quá trình xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đối với sản phẩm thuốc lá”, ông Vi Nông Trường nói.

    Doanh nghiệp hợp pháp lo lắng

    Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ hôm 20/8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các chính sách thuế TTĐB phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, Nhà nước không thất thu thuế; hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội và mục tiêu định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng.

    Cuộc họp của Thường trực Chính phủ về 3 dự án luật do Bộ Tài chính chủ trì.

    Tuy nhiên, khi nhìn vào mức tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá của Bộ Tài chính, nhiều chuyên gia nhận định việc tăng quá nhanh của thuế sẽ khiến giá bán sản phẩm thuốc lá hợp pháp sau tăng thuế tăng đột biến, cụ thể sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng chuyển dịch sang thuốc lá lậu, từ đó thuốc lá lậu tăng phi mã khiến mặt trận phòng chống thuốc lá lậu trở nên thách thức và phức tạp hơn rất nhiều, trong khi đó sản lượng thuốc lá hợp pháp sụt giảm nghiêm trọng gây thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước và đặt gánh nặng lên các doanh nghiệp và người lao động trong ngành thuốc lá hợp pháp.

    Theo đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính – Bộ Tài chính tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” diễn ra tại Hà Nội, mô hình phân tích của Viện về tác động của việc tăng thuế cho thấy các nhà sản xuất thuốc lá bắt buộc phải chuyển toàn bộ tác động của thuế tăng sang người tiêu dùng bằng việc tăng giá sản phẩm, từ đó vô tình đẩy người tiêu dùng chuyển sang thuốc lá lậu. Điều này sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành thuốc lá hợp pháp khi doanh thu sụt giảm khoảng 32%-35% và các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong thời gian ngắn.

    Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam cũng chia sẻ tại Hội thảo khi thuế TTĐB thuốc lá tăng quá nhanh như đề xuất, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và rủi ro nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa, kéo theo việc làm của người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, bán buôn chịu tác động tiêu cực.

    Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) đề xuất áp dụng mức thuế tuyệt đối là 1.000 đồng/bao 20 điếu vào năm 2026 và tăng 500 đồng/năm hoặc 1.000 đồng/bao mỗi 2 năm vào những năm tiếp theo và đến năm 2030 đạt mức tăng 3.000 đồng/bao.

    Phương án đề xuất này được đánh giá sẽ tạo ra mức tăng thuế hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực việc làm của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, phương án này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn với mức thu ngân sách ước tính đạt khoảng 29,5-30 nghìn tỷ vào năm 2030, tăng trưởng 7%-9%/năm. Bên cạnh đó, đến năm 2030 sản lượng thuốc lá nội địa hợp pháp dự kiến sẽ giảm gần 1 tỷ bao, và ước tính tỷ lệ hút thuốc sẽ còn 37,4%.

    Khi tham khảo các phân tích của chuyên gia, các tình huống tăng thuế đã diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới, và đặc biệt từ định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 20/8, có thể thấy rằng việc tăng thuế là cần thiết nhưng nên được thực hiện từng bước, với mức tăng và lộ trình hợp lý.

    Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá rất cao. Ngoài thuế theo tỉ lệ như hiện nay, thuốc lá sẽ chịu thêm thuế tuyệt đối nữa.

    Theo đó, trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án.

    Phương án 1: năm 2026 vẫn giữ nguyên mức 75% và bổ sung 2.000 đồng/bao. Từ năm 2027 – 2030, mỗi năm thuế tăng thêm 2.000 đồng/bao. Đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối là 10.000 đồng/bao.

    Phương án 2: năm 2026 khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi chính thức có hiệu lực, cùng với việc giữ nguyên tỉ lệ tính thuế 75% trên giá bán như hiện nay, mức thuế tuyệt đối với thuốc lá là 5.000 đồng/bao.

    Minh Châu

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây