Tận dụng điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, nền nhiệt độ thấp, một công ty đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm hương ngoài trời ở Mù Cang Chải.
Được thành lập từ năm 2019 với hơn 1,5ha nhà trồng nấm tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), Công ty Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải đã cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm, đem lại doanh thu từ 5 – 6 tỷ đồng mỗi năm.
Huyện Mù Cang Chải có nhiệt độ trung bình cả năm chỉ 19,6 độ C, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng vào mùa hè. Độ ẩm ở đây trung bình năm là 55%, vùng núi cao là 70 – 75%. Đây chính là điều kiện lí tưởng để phát triển mô hình trồng nấm hương ngoài trời. Ở nhiều nơi, nấm hương phải trồng trong phòng kín, nhà lạnh, kiểm soát tốt điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mới thành công. Nấm hương sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 8 – 28 độ C. Nếu nhiệt độ lên trên 34 độ C và duy trì trong 4 tiếng thì bịch nấm sẽ hỏng, tơ nấm sẽ chết, không thể ra được bông nấm.
Sau khi khảo sát, nghiên cứu kỹ, Công ty Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải đã quyết định xây dựng cơ sở sản xuất nấm ở xã Nậm Khắt bởi ở đây có nền nhiệt độ ổn định và địa hình tương đối bằng phẳng, được bao quanh bởi những dãy núi cao trùng điệp.
Anh Hoàng Văn Nối, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết, nấm hương cho giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, được thị trường ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Tuy nhiên, đây lại là loại nấm khó trồng, dễ bị bệnh nên mọi quy trình trồng và chăm sóc phải đảm bảo đúng kỹ thuật, trại nấm phải luôn thoáng mát, ánh sáng phân bố phù hợp, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào trại giúp nấm phát triển bình thường.
Hiện nay, tất cả quy trình sản xuất nấm hương từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, xử lý phôi, trồng, chăm sóc, tưới nước đến thu hoạch và sơ chế đều được Công ty TNHH Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải tuân thủ nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo an toàn từ các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng.
Đối với giá thể là mùn cưa phải là loại không có tinh dầu, mốc và độc tố, sau đó được xử lý bằng phương pháp đốt khử khuẩn, làm ẩm, ủ đống, trộn thêm 5 – 7% cám gạo rồi đóng vào 3 lớp túi nilon chịu nhiệt, cho vào lò hấp 100 độ C để thanh trùng các bịch nấm. Sau khi cấy phôi, bịch giống nấm hương được ươm trong khoảng 60 – 80 ngày sẽ được đưa lên giàn, rạch bầu cho ra nấm.
Theo anh Hoàng Văn Nối, tại Mù Cang Chải, đặc thù chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ nên không có các cơ sở chế biến gỗ, trong khi yêu cầu nguồn nguyên liệu để trồng nấm chủ yếu là gỗ, mùn cưa không có tinh dầu nên Công ty phải thu mua nguyên liệu từ các huyện khác như Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên… (tỉnh Yên Bái).
Hiện nay, toàn bộ diện tích sản xuất nấm đều do Công ty thuê đất cấy lúa hàng năm của bà con với mức 5.000 đồng/m2/năm. Một sào đất (360m2) Công ty trả cho người dân hơn 1,8 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, còn ưu tiên những người cho thuê đất vào làm việc tại cơ sở trồng nấm với mức thu nhập 250.000 đồng/ngày.
Với những nơi khác, trồng nấm phải trồng trong phòng kín, nhà lạnh. Nhưng ở Nậm Khắt, Công ty thực hiện trồng nấm ngoài trời vì ở đây khí hậu lạnh, độ ẩm cao giúp giảm được chi phí làm nhà kín, phòng lạnh và các chi phí sản xuất khác.
Tuy nhiên, việc trồng ngoài trời cùng tiềm ẩn nhiều rủi do về thời tiết, nhiệt độ, vì vậy khu vực trồng nấm được Công ty làm mái che bằng lưới đen giúp cắt nắng đến 95%, khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ tháo nước vào nền trại nấm để tạo hơi mát. Nếu trời lạnh dưới 8 độ C sẽ sử dụng nilon quây kín và đốt lò hơi thổi hơi nóng vào khu vực trồng nấm.
Nước tưới cho nấm được sử dụng nguồn nước sạch dẫn từ các khe núi cao qua các đường ống nhựa, nguồn nước này được kiểm tra độ pH 2 lần/tháng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho cây nấm sinh trưởng, phát triển tốt.
Hiện nay, Công ty TNHH Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải có thể sản xuất nấm quanh năm, thời gian từ khi bắt đầu đóng bịch phôi đến thu hoạch khoảng 5 tháng. Mỗi bịch nấm cho thu hoạch từ 3 – 4 đợt, cách nhau từ 10 – 15 ngày. Sản phẩm nấm khi thu hoạch sẽ được phân loại từ trên giàn, trước khi đóng gói sẽ phân loại một lần nữa để đảm bảo mẫu mã, chất lượng đến tay người tiêu dùng. Sau 2 tháng thu hoạch, những bịch nấm bỏ đi sẽ được sử dụng làm phân bón cho các cây trồng khác.
Nhờ sản xuất sạch, nấm hương của Công ty luôn có hương vị thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, hiện không đủ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Năm 2023, sản lượng nấm hương tươi của Công ty đạt hơn 80 tấn, giá bán trung bình từ 65.000 – 70.000 đồng/kg, thu về hơn 5 tỷ đồng. Ngoài ra, giải quyết việc làm cho 20 lao động địa phương với thu nhập ổn định khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng.
Chị Giàng Thị Sua ở xã Nậm Khắt chia sẻ, trước đây chị đi làm công nhân ở nhiều nơi nhưng thu nhập không ổn định. Từ khi có Công ty trồng nấm tại địa phương, chị cùng một số người dân địa phương đã cho thuê đất ruộng và xin vào làm công nhân tại Công ty. Ngoài tiền thuê đất được Công ty trả hơn 20 triệu đồng/năm, chị Phương còn có việc làm ổn định với mức thu nhập gần 6 triệu đồng/tháng. Công việc ở đây không vất vả, lại không độc hại, chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ là làm được, thu nhập khá hơn nhiều so với cấy lúa nên chị xác định sẽ gắn bó lâu dài.
Hiện nay, Công ty đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng nấm lên 2,5ha, dự kiến nâng sản lượng lên từ 120 – 150 tấn/năm. Ngoài ra, chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thực hiện đầy đủ các chứng nhận kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn thiện hơn nữa sản theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Anh Hoàng Văn Nối, Phó Giám đốc Công ty cho biết, Công ty đang bán sản phẩm qua trung gian nên giá chưa đạt như mong đợi, chưa trực tiếp đưa được sản phẩm vào các siêu thị lớn hay các chuỗi cửa hàng nông sản. Vì vậy trong năm 2024, Công ty sẽ phấn đấu hoàn thành đầy đủ các chứng nhận, kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, từ đó sẽ trực tiếp tiếp cận khách hàng lớn.
Thanh Tiến
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới