22:38:31 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Sóc Trăng xuất hiện trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh dại

Mục lục

    Ngành chuyên môn Sóc Trăng nhanh chóng xác định yếu tố dịch tễ, khoanh vùng khu vực, vận động các trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm thực hiện tiêm chủng kịp thời.

    Tiêm vacxin phòng bệnh dại là giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế tối đa nguy cơ vật nuôi phát sinh bệnh dại. Ảnh:Văn Vũ.

    Từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, 3 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại. Số người phải điều trị dự phòng lên đến 70.000 người, trong đó 95% trường hợp người mắc bệnh do bị chó dại cắn.

    Tại Sóc Trăng, bệnh dại luôn tiềm ẩn nguy cơ do các tỉnh giáp ranh liên tục xuất hiện ổ dịch. Mới đây, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Sóc Trăng), địa phương đã ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh dại tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú.

    Sơ lược yếu tố dịch tễ và diễn biến bệnh cho thấy, bệnh nhân khởi phát với triệu chứng ban đầu là ớn lạnh, sợ nước, gió. Sau đó trở nặng, tiếp tục được chuyển lên tuyến trên điều trị, nhưng không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm PCR tại Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân dương tính với vi rút dại.

    Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng và ngành chuyên môn hai huyện Long Phú, Cù Lao Dung xác định yếu tố dịch tễ của ca bệnh. Kết quả sơ bộ, bệnh nhân từng bị chó cắn vào chân, không được xử lý và không tiêm ngừa. Đồng thời đã từng sử dụng thực phẩm chế biến từ thịt động vật (chó).

    Để kiểm soát và khống chế nguy cơ bệnh dại bùng phát, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng tiến hành điều tra, xác minh thông tin, tìm kiếm các khu vực liên quan đến những người có nguy cơ phơi nhiễm với bệnh dại. Những đối tượng bị tổn thương khi tham gia bắt giữ, làm thịt hoặc ăn động vật có nguy cơ mắc bệnh dại.

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cùng các địa phương triển khai hàng loạt các biện pháp kiểm soát và phòng chống bệnh dại trên đàn chó, mèo, hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh trên vật nuôi. Ảnh:Kim Anh.

    Qua đó, vận động các trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm thực hiện tiêm chủng kịp thời vacxin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt, đảm bảo đủ liều, theo khuyến cáo của Bộ Y tế đối với từng mức độ nguy cơ.

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh kế hoạch tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của chó mắc bệnh dại cắn người và thực hiện tốt “5 không” là: Không nuôi chó, mèo khi chưa khai báo với chính quyền địa phương. Không nuôi chó, mèo không được tiêm vacxin phòng bệnh dại. Không nuôi chó thả rông Không để chó cắn người. Không nuôi chó mèo gây ô nhiễm môi trường.

    Cơ quan chuyên môn cũng khuyến cáo người dân, cần đến ngay Trung tâm Y tế dự phòng để tiêm ngừa khi bị chó cắn. Nhân viên thú y các xã cũng được chỉ đạo tăng cường giám sát đàn chó nuôi trên địa bàn, tiến hành điều tra, thống kê vật nuôi xung quanh để phát hiện kịp thời các trường hợp nghi có biểu hiện dại.

    Trong đó, chú trọng thực hiện tốt công tác tiêu độc khử trùng khu vực nghi có chó mắc bệnh dại, vận động người dân tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi. Khi phát hiện có biểu hiện bất thường, cần báo cáo ngay cho cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng, không để xảy ra trường hợp chó bệnh cắn người.

    Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân trang bị các kỹ năng cần thiết phòng khi bị chó, mèo cắn. Ảnh:Kim Anh.

    Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng cũng hướng dẫn người dân cách xử trí vết thương khi bị động vật cào, cắn, liếm đảm bảo an toàn, hiệu quả.

    Cụ thể, là rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức, với xà phòng hoặc xối rửa bằng nước thông thường liên tục 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70% hoặc cồn iốt. Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương lại.

    Hiện đơn vị đang rà soát, củng cố khả năng cung ứng vacxin và huyết thanh kháng dại đảm bảo người dân dễ tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

    Đến nay, tỷ lệ tiêm vacxin phòng dại trên đàn chó tại hai xã An Thạnh Tây (huyện Cù Lao Dung) đạt tỷ lệ gần 92%, tương đương 500/545 con. Tại thị trấn Long Phú (huyện Long Phú) có tổng đàn chó mèo khoảng 428 con, tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 71% (đã tiêm 305 con).

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây