Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Quảng Ninh xóa tàu cá 3 ‘không’, xử lý nghiêm hành vi khai thác IUU

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định công tác chống khai thác IUU, gỡ ‘thẻ vàng’ của EC là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT làm việc với tỉnh Quảng Ninh tại cảng Cái Rồng. Ảnh:Nguyễn Thành.

Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm khai thác IUU

Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đang siết chặt hoạt động đối với các tàu cá ‘3 không’, gồm không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm, nhằm tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản.

Theo đó, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã ra quân kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thủy sản đối với tàu cá; xử lý, xử phạt các tàu khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) hoạt động trên vùng biển của tỉnh.

Qua công tác kiểm tra, phần lớn các chủ tàu đã có ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số lỗi phát sinh trong quá trình kiểm tra như khai thác chưa đúng theo giấy phép đăng ký, một số giấy tờ hết hạn chưa bổ sung.

Đối với các trường hợp này, đoàn công tác tiến hành lập biên bản và nhắc nhở, tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn; yêu cầu các chủ phương tiện nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục cần thiết và thực hiện nghiêm việc đánh bắt theo giấy phép.

Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Thủy sản, vi phạm khai thác IUU tại vùng biển ven bờ các địa phương; xử lý ở mức cao nhất đối với chủ tàu, thuyền trưởng với hành vi khai thác trái phép, không đăng ký, đăng kiểm, không lắp thiết bị giám sát hành trình, tàu cá đã lắp nhưng mất tín hiệu giám sát hành trình trên biển.

Quảng Ninh hiện có 5.556 tàu cá đang hoạt động khai thác trên biển. Ảnh:Nguyễn Thành.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết, việc lắp thiết bị kết nối hệ thống giám sát tàu cá tuyến khơi nhằm thực hiện giám sát hành trình. Từ đó, tạo cơ sở để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, truy vết, xác minh quá trình khai thác hải sản trên biển của các tàu cá.

“Đây cũng là quy định bắt buộc đang được tỉnh tập trung xử lý để khắc phục những cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Quảng Ninh”, ông Minh nhấn mạnh.

Từ năm 2018 đến nay, các địa phương, lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện 9.393 trường hợp vi phạm, thu phạt xử lý vi phạm hành chính tổng số tiền trên 61 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy 46 tàu cá và tang vật vi phạm (kích điện, lưới kéo, lồng bát quái); tổ chức ngăn chặn, xua đuổi 469 lượt phương tiện tàu cá, bè mảng của ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền, đánh bắt hải sản trái phép.

Quyết gỡ ‘thẻ vàng’ EC

Ngày 22/8, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về tình hình triển khai công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Ngay sau khi có khuyến cáo của EC về IUU, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành 1 nghị quyết, 1 chương trình hành động, 2 chỉ thị chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo IUU cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối nông nghiệp làm Trưởng ban; ban hành 130 văn bản (kế hoạch, quyết định, công văn) hướng dẫn, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp về IUU.

Theo đó, tỉnh tập trung vào các nội dung gồm hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, cấp giấy chứng nhận, cam kết an toàn thực phẩm, cập nhật dữ liệu trên Vnfishebase; mở các đợt cao điểm tuần tra, xử lý, thu giữ, cấm lưu hành đối với tất cả tàu cá vi phạm IUU; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các đơn vị chức năng có liên quan chịu trách nhiệm kết quả triển khai thực hiện, khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC tại địa phương, đơn vị.

4 nhóm khuyến nghị của EU đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam, bao gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; quản lý đội tàu, kiểm soát tàu cá; kiểm soát, truy suất nguồn gốc hải sản khai thác; thực thi pháp luật. Tỉnh Quảng Ninh đến nay đã khắc phục cơ bản 4 nhóm khuyến nghị nói trên.

Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành 13 văn bản, quy định về quản lý, phân công, phân cấp quản lý tàu cá, xử lý tang vật vi phạm, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thành lập các điểm kiểm tra, kiểm soát tàu cá, giám sát sản lượng thủy sản khai thác.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác quản lý tàu cá tại cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn). Ảnh:Nguyễn Thành.

Nhằm ngăn ngừa khai thác IUU, Quảng Ninh đã sớm hoàn thiện, hiệu chỉnh quy hoạch ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, triển khai hàng loạt giải pháp như thiết lập điểm kiểm soát tàu cá, sản lượng thủy sản tại các địa phương trọng điểm nghề cá; đăng ký, cấp phép tạm thời đối với tàu cá chưa đủ điều kiện đăng ký chính thức để đưa vào quản lý; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá và khai thác thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5.556 tàu cá, để khắc phục những khuyến nghị của Ủy ban châu Âu trong khai thác thủy sản, tỉnh đã tập trung khắc phục những tồn tại mà EC đưa ra, nhằm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng”. Hiện trên 4.247 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên được cập nhật dữ liệu trên Vnfishbase; 100% tàu cá từ 15m trở lên đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (245 tàu); 100% tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m đã ký cam kết an toàn thực phẩm.

Quảng Ninh có 4.247 tàu cá trên 6m đã được cập nhật dữ liệu trên Vnfishbase, đạt 100%. Ảnh:Nguyễn Thành.

Ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ, Quảng Ninh vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong công tác chống khai thác IUU, tỉnh sẽ tiếp thu toàn diện những ý kiến của đoàn công tác, từ đó triển khai đến từng địa phương, từng đơn vị để nhanh chóng tháo gỡ “thẻ vàng” của EC.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự cố gắng của Quảng Ninh trong việc chống khai thác IUU.

“Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn còn các hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Tàu cá phải tuân thủ quy định về thiết bị kết nối hành trình, quy định về màu sơn, nhật ký tàu cá cần ghi chép đầy đủ; lực lượng chức năng cần cương quyết trong xử lý vi phạm. Tỉnh cần xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chủ quyền biển đảo”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo cơ quan chức năng, các hoạt động vi phạm quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi ngày càng tinh vi, gây khó khăn trong phát hiện và bắt giữ vi phạm; tàu cá hoạt động vùng khơi đã lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng tình trạng ngắt kết nối vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến hoạt động giám sát, cảnh báo, ngăn chặn tàu cá vi phạm.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây