00:53:46 14/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nông dân xuất sắc Việt Nam làm nông nghiệp tuần hoàn tiêu biểu ở Đất Cảng

Nuôi giun quế và trồng dưa lưới trong nhà màng tại Hợp tác xã Sông Giá là mô hình tiêu biểu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn ở Hải Phòng.

Bà Đỗ Thị Thuý Hà – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Sông Giá giới thiệu sản phẩm men vi sinh và phân giun quế của Hợp tác xã. Ảnh:Vũ Cường.

Trăn trở làm nông nghiệp sạch, tăng năng suất, hiệu quả trồng trọt mà không cần sử dụng chất hóa học, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Sông Giá (xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã tìm ra giải pháp ứng dụng vi sinh vào xử lý rác thải, phế phụ phẩm, bèo tây, biến chúng trở thành nguồn thức ăn nuôi giun quế hiệu quả.

Thức ăn chủ yếu của giun là phân gia súc, rau củ quả, cây thân thảo và các loại rác thải hữu cơ, sau khi được giun quế tiêu hóa sẽ trở thành phân giun chứa một số axit amin có hàm lượng tương đối cao, làm giảm lượng axit carbon trong đất, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Bà Đỗ Thị Thuý Hà – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Sông Giá cho biết: Hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý bèo tây, rác thải hữu cơ và các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để sản xuất ra một loại mùn hữu cơ làm thức ăn cho giun quế. Sau đó tạo ra các sản phẩn từ giun quế như phân giun quế, dịch giun quế rồi tiếp tục ứng dụng vào việc trồng dưa leo, dưa lưới trong nhà màng. Các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp lại được sử dụng, xử lý vi sinh làm thức ăn cho giun quế.

Phân giun quế của Hợp tác xã Sông Giá được nhiều nông dân tại TP Hải Phòng tin dùng. Ảnh:Vũ Cường

“Giun quế ưa thích các chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy. Chính vì vậy, rác thải hữu cơ, phế phụ phẩm trong nông nghiệp và bèo tây khi đưa các vi sinh vào để ủ sẽ nhanh mục và giun quế sẽ xử lý rất nhanh. Với hàng tấn bèo tây, giun quế chỉ xử lý trong vòng một tháng, giảm thiểu phát sinh mùi ảnh hưởng đến môi trường”, bà Hà chia sẻ.

Hiện Hợp tác xã Sông Giá đã sản xuất được 4 sản phẩm chính liên quan đến phân giun quế gồm: Phân viên trùn quế (được sản xuất 100% từ phân giun quế, trộn với dịch giun quế) dành bón cho hoa lan, cây cảnh cao cấp; phân viên hữu cơ (được làm ra từ phân giun trộn với các loại giá thể như đất, trấu, bột vỏ hàu nung…), sau đó cho vào máy ép thành viên.

Loại thứ 3 là phân giun quế bột được trộn từ phân giun quế với các loại giá thể để bón lót, bón thúc cho các vườn cây cảnh, cây ăn quả… Loại thứ 4 là phân bón nước từ dịch giun quế cao cấp dùng để pha với nước và tưới cho cây.

Nhờ vào khả năng giữ được độ ẩm tốt cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, phân của giun quế sẽ giúp đất trở nên tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho thực vật phát triển, tăng cường khả năng trao đổi chất trong cây, nhờ đó tăng năng suất cây trồng. Đây là lý do khiến nhiều người nuôi giun quế để phục vụ trồng trọt.

Vườn dưa công nghệ cao đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao được trồng tại trang trại của Hợp tác xã Sông Giá. Ảnh:Vũ Cường.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, nông dân huyện An Dương, TP Hải Phòng chia sẻ: “Khi tôi dùng men vi sinh của Hợp tác xã để ủ phân sẽ xử lý được mùi hôi từ phân bò và rác hữu cơ, cho vào đất làm cho đất tơi xốp, trồng rau rất hiệu quả”.

Với tiêu chí đáp ứng được nhu cầu về phân bón và nguồn thức ăn sạch phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi, góp phần xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, mô hình ứng dụng vi sinh xử lý rác thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, bèo tây… nuôi giun quế phục vụ trồng trọt, chăn nuôi khép kín tuần hoàn của Hợp tác xã Sông Giá được đánh giá là mô hình tiêu biểu của TP Hải Phòng trong xây dựng nền nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng chất hóa học, an toàn với con người và môi trường.

Ông Hoàng Văn Tường – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng cho rằng, đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ điển hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất đại trà, năng suất và chất lượng sản phẩm được cải thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Hợp tác xã Sông Giá sẽ là địa chỉ tin cậy để những hội viên, nông dân trên địa bàn Thành phố học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tạo dựng nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nguồn phân hữu cơ chất lượng cho cây trồng. Nông dân sẽ học tập được cách làm giàu dinh dưỡng cho đất để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất mà không cần sử dụng chất hóa học”, ông Tường nhấn mạnh.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao trồng dưa, nuôi giun quế, sản xuất phân bón của Hợp tác xã Sông Giá có tổng diện tích 1,7ha, cho doanh thu bình quân trên 2 tỷ đồng/năm. Bà Đỗ Thị Thuý Hà – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã được bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.

Theo bà Hà: “Giải pháp làm nông nghiệp tuần hoàn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào khoảng 20% nhưng chất lượng sản phẩm và sản lượng đều tăng. Chất lượng sản phẩm được kiểm định tại các cơ quan kiểm định cho ra các kết quả rất tốt, không tồn dư hóa chất độc hại. Sản lượng tăng 15 – 20%”.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây