06:27:30 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nông dân hưởng ứng canh tác lúa thân thiện với môi trường

Nhờ hiệu quả rõ rệt, từ chỗ dè dặt ban đầu, nông dân đã nồng nhiệt hưởng ứng áp ụng các giải pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Không còn quan niệm “ăn chắc mặc bền”

Cách đây tròn 1 năm, có dịp tham gia hội thảo đầu bờ do Hội Nông dân TP Cần Thơ tổ chức, chúng tôi biết đến Tổ hợp tác (THT) 2 lúa – 1 màu ở ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai. Đây là một trong số ít THT ở TP Cần Thơ tham gia Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường”, giai đoạn 2021 – 2023. Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân; nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa, quảng bá sản phẩm lúa canh tác thân thiện với môi trường.

THT hiện có 37 thành viên chuyên trồnglúa giốngtrên diện tích gần 40ha để cung ứng theo đơn đặt hàng của Viện Lúa ĐBSCL.

Tổ viên THT 2 lúa – 1 màu phấn khởi trước sự đổi thay của đồng ruộng từ khi triển khai mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường. Ảnh:Kim Anh.

Mô hìnhcanh tác lúathân thiện với môi trường được THT triển khai từ vụ thu đông 2021 – 2022. Những tưởng sau khi dự án kết thúc vào cuối năm 2023, các mô hình từ đó cũng dừng lại. Thế nhưng gặp lại ông Trần Công Danh, Tổ trưởng THT, ông khẳng định chắc nịch “phải tiếp tục làm chứ”.

Theo ông Danh, đặc thù địa hình canh tác ở xã Tân Thạnh nền đất yếu, cây lúa thường bị đổ ngã. Trong khi đó, bà con vẫn giữ quan niệm “ăn chắc mặc bền”, thấy ruộng khô lại dùng máy bơm đưa nước vào. Đến vụ thu hoạch, máy cắt chạy xuống đồng thường xuyên bị lầy lún, mất nhiều thời gian, công sức và chi phí của cả nông dân và nhân công lao động.

Bắt tay triển khai mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường, bà con được làm quen với phương thức canh tác mới. Chủ đạo là ứng dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ. Việc đưa nước vào hoặc tháo nước ra khỏi đồng được bà con quản lý và tính toán thật kỹ để đảm bảo an toàn, giải độc tốt cho đất, giúp lúa phát triển khỏe mạnh hơn. Khi mới triển khai, tổ viên chưa dám mạo hiểm ứng dụng kỹ thuật này, chỉ có khoảng 15 hộ tiên phong tham gia với quy mô trên 10ha.

Ông Trần Công Danh, Tổ trưởng THT 2 lúa – 1 màu khẳng định tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường.Ảnh:Kim Anh.

Mô hình được triển khai liên tục nhiều vụ và cứ qua mỗi vụ, đồng ruộng thay đổi tích cực hơn, mặt ruộng phẳng, cứng, lúa ít đổ ngã. Khâu thu hoạch trở nên gọn lẹ, thuận lợi, không còn cảnh lầy lún như trước. Những diện tích lúa nằm gần bờ, dù ít được chăm sóc, nước cũng không ngập tới nhưng vẫn phát triển tốt, trổ bông đẹp, hạt đều. Nhờ đó, chất lượng hạt lúa đồng đều, năng suất đạt cao hơn từ 100 – 150kg/công (1 công = 1.300m2).

Cách thức vận động “mắt thấy tai nghe” này, cộng với những kinh nghiệm tổ viên tích lũy được từ thực tiễn canh tác đã giúp THT 2 lúa – 1 màu thuận lợi mở rộng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Từ những bước đi này, đã dần thay đổi nhận thức của tổ viên THT 2 lúa – 1 màu. Đến nay, khoảng 75% xã viên đang ứng dụng mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường.

Việc ứng dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ giúp giải độc tốt cho đất, cây lúa phát triển khỏe mạnh hơn. Ảnh:Kim Anh.

Bên cạnh đó, THT cũng phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Nông dân, khuyến nông địa phương triển khai các chương trình tập huấn kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho bà con.

Ngoài ra, tổ viên cũng thử nghiệm phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh… để đánh giá hiệu quả, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây lúa. Từ đó, bà con so sánh hiệu quả của từng phương pháp canh tác để tìm ra giải pháp tối ưu chi phí nhất.

Tầm nhìn liên kết

Hàng chục năm trước, sinh kế chủ yếu của nông dân ấp Thới Phước 1 là trồng lúa 3 vụ quanh năm. Càng về sau, thời tiết càng bất lợi, bà con bắt đầu liên kết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu xuống ruộng, xen canh 2 vụ lúa, 1 vụ trồng dưa hấu để có lợi nhuận cao hơn.

Sau này, mưa gió thất thường, dịch bọ trĩ phát sinh mạnh khiến việc sản xuất theo mô hình 2 lúa – 1 màu gặp rủi ro lớn, không còn hiệu quả.

Đến năm 2018, bà con quyết định phối hợp vớiViện Lúa ĐBSCLsản xuất lúa giống. Thời điểm này, một số xã viên có điều kiện thuận lợi hơn vẫn tiếp tục trồng xen canh cây màu như bắp dinh dưỡng, đậu nành…

Nhờ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, lúa giống của THT 2 lúa – 1 màu được đánh giá có chất lượng cao, đạt chuẩn, hạt lúa đẹp. Ảnh:Kim Anh.

Nhận thấy mô hình trồng lúa giống mang lại hiệu quả và an toàn hơn, đến nay, toàn bộ tổ viên THT đã chuyển sang sản xuất lúa giống.

So với trồng lúa thương phẩm, kỹ thuật sản xuất lúa giống yêu cầu khá cao. Về quy trình sản xuất lúa giống, ông Danh nhấn mạnh một số yếu tố. Thứ nhất nước trên ruộng phải đưa vào, lấy ra đúng thời điểm, phù hợp. Từ 30 – 45 ngày sau sạ phải nhổ lúa lẫn, như thế lúa giống làm ra mới đạt chuẩn.

Thứ hai, khi lúa “cong trái me” (72 – 80 ngày), phải có đội ngũ chuyên khử lẫn do Viện Lúa ĐBSCL cử xuống để thực hiện nhổ bỏ những cây lúa cao, ngoài hàng, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa khác giống.

Đến thời điểm trước thu hoạch khoảng 4 – 5 ngày, các kỹ sư của Viện Lúa ĐBSCL trực tiếp xuống đồng ruộng để kiểm tra, đánh giá chất lượng lúa giống. Nếu không đạt yêu cầu, bà con được chuyển qua bán lúa thương phẩm.

Nhờ quy trình sản xuất khá nghiêm ngặt, lúa giống của THT 2 lúa – 1 màu được đánh giá có chất lượng khá cao, đạt chuẩn, hạt lúa đẹp, khả năng cung ứng khoảng 400 tấn lúa giống/vụ (vụ đông xuân).

Để có được kết quả này, ông Danh đánh giá rất cao mối liên kết chặt chẽ giữa Viện Lúa ĐBSCL với các THT. Hàng năm, Viện sẽ thông báo nhu cầu và sản lượng lúa giống cho THT hoặc THT sẽ chủ động đưa ra khả năng sản xuất trong năm để Viện cân đối.

Song song đó, THT sẽ tuyển chọn nông dân có khả năng và trách nhiệm để cùng tham gia sản xuất lúa giống.

Theo ông Danh, giá thu mua lúa giống hiện tại sẽ tuân theo thị trường vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Bà con tổ viên sẽ được hưởng giá chênh lệch cao hơn 700 đồng/kg so với thị trường. Do đó, dù giá lúa bên ngoài có biến động, nông dân trong THT cũng không bị ảnh hưởng.

Điển hình, trong vụ đông xuân 2023 – 2024, theo hợp đồng được ký kết với Viện Lúa ĐBSCL, đến thời điểm thu hoạch, dù giá lúa trên thị trường sụt giảm chỉ còn khoảng 7.500 – 8.000 đồng/kg nhưng Viện vẫn giữ giá thu mua 9.200 đồng/kg nên bà con rất phấn khởi.

Vụ đông xuân vừa qua, bình quân năng suất lúa của THT đạt khoảng 1,2 tấn/công, trừ chi phí đầu tư, bà con có lợi nhuận từ 7,5 – 8 triệu đồng/công.

Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (Quỹ BRACE) triển khai. Mục tiêu của Dự án là giúp nông dân thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây