Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nhiều mô hình trồng dứa VietGAP thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha

Khuyến nông Điện Biên triển khai nhiều mô hình sản xuất dứa VietGAP gắn với chuỗi giá trị, cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha.

Kỹ thuật thâm canh giống dứa Queen theo VietGAP

Thực hiện Dự án Khuyến nông Trung ương về:Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây Bắc”,Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng – vật nuôi Điện Biên đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Sơn La triển khai nhiều mô hình sản xuất dứa VietGAP gắn với chuỗi giá trị, đạt hiệu quả cao tại tỉnh Điện Biên.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Sơn La cùng Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng – vật nuôi Điện Biên thăm mô hình sản xuất dứa VietGAP tại HTX Na Sang. Ảnh:Hải Tiến.

Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc HTX Na Sang (huyện Mường Chà, Điện Biên) cho biết, được Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng – vật nuôi tỉnh hỗ trợ cây giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, trong 2 năm 2022 – 2023, các hộ trong HTX đã trồng được 30ha dứa Queen theo VietGAP. Đến nay, gần 20ha đã cho thu hoạch, năng suất đạt 46 tấn quả/ha, hơn đối chứng (các hộ không sản xuất VietGAP) khoảng 15% về năng suất và giá trị.

“10ha dứa còn lại sẽ cho thu hoạch vào cuối năm nay. Vụ thu hoạch cuối năm giá dứa thường cao hơn các tháng khác nên chắc chắn hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn đáng kể”, ông Tâm cho biết thêm.

Ông Quàng Văn Choi, thành viên HTX Na Sang cho biết, trước khi bước vào sản xuất, ông cùng bà con trong HTX được đi tham quan học hỏi các mô hình trồng dứa an toàn đạt hiệu quả cao ở một số địa phương trong khu vực, sau đó còn được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh trên cây dứa và được hỗ trợ 35% giá mua cây giống tốt. Do vậy, ông quyết định trồng 1ha giống dứa Queen theo mô hình.

Kết quả sau 14 tháng sản xuất, ông Choi thu được gần 47 tấn dứa quả, sau khi bán hết và trừ tiền mua vật tư sản xuất vẫn còn thu nhập gần 350 triệu đồng, cao hơn các hộ trồng dứa ngoài mô hình 60 triệu đồng, tức 17% giá trị thu nhập.

Bà con thu hoạch dứa trong mô hình khuyến nông ở bản Na Sang, xã Na Sang, huyện Mường chà, Điện Biện. Ảnh:Hải Tiến.

Ông Lý A Dia (hộ tham gia mô hình) bảo rằng anh Quàng Văn Choi nói đúng, nhưng vẫn thiếu, bởi bà con trong HTX bán được dứa giá cao hơn bên ngoài còn do bố trí thời vụ trồng lệch so với cây dứa sản xuất chính vụ và được khuyến nông hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP, gắn tem mác trên quả để truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó, ông Dia trồng 1ha dứa trừ chi phí vẫn còn thu nhập 380 triệu đồng.

Bên cạnh 30ha dứa ở bản Na Sang đã và sắp cho thu hoạch, HTX Na Sang đã mở rộng trồng thêm 28ha dứa theo mô hình của khuyến nông tỉnh tại các bản Co Đứa và Nậm Bó cùng xã. Sau khi tham quan thấy mô hình sản xuất dứa VietGAP của HTX Na Sang đạt lợi nhuận cao hơn bên ngoài, một số bà con ở bản Huổi Ho, xã Mường Mươn (huyện Mường Chà) cũng đề nghị và được khuyến nông hỗ trợ trồng 2ha dứa VietGAP. Hiện các vườn dứa này đang sinh trưởng, phát triển tốt, cán bộ khuyến nông luôn bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân trong suốt quá trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

Đi thăm thực tế các mô hình sản xuất dứa của Khuyến nông Điện Biên, chúng tôi thấy nhà nông rất phấn khởi vì được “cầm tay chỉ việc” trồng dứa VietGAP để đạt lợi nhuận cao, tạo được hiệu ứng lan toả ra cộng đồng…

Dứa trong mô hình khuyến nông được cấp tem mác để truy xuất nguồn gốc nên rất dễ bán. Ảnh:Hải Tiến.

Cùng với trình diễn các mô hình sản xuất dứa nêu trên, Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng – vật nuôi Điện Biên còn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh dứa VietGAP cho hàng trăm hộ sản xuất dứa ngoài các mô hình. Nhờ đó, nhà nông đã được hỗ trợ đắc lực để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trên cây dứa, giúp giảm thiểu sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ông Đức Minh Nhuệ, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông và Giống cây trồng – vật nuôi Điện Biên cho biết, diện tích trồng dứa của tỉnh năm 2023 khoảng 450ha, trong đó 280ha cho thu hoạch, sản lượng đạt gần 3.800 tấn quả, sản xuất chủ yếu tại huyện Mường Chà (320ha), còn lại trồng tại các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Nậm Pồ.

Nhờ có nhiệt độ không khí ngày – đêm chênh lệch lớn, ngày cũng dài hơn đêm rất đáng kế so với các tỉnh đồng bằng nên cây dứa trồng ở Điện Biên luôn cho trái to, thơm ngọt hơn nhiều so với dứa trồng ở các tỉnh thành khác trong nước. Vì vậy, cây dứa đang mở ra hướng đi nhiều triển vọng để xoá đói, giảm nghèo bền vững cho nông dân Điện Biên.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây