23:10:58 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nghệ An tập trung rà soát, xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’

Mục lục

    Tại Nghệ An, việc quản lý các tàu dưới 12 m gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn vẫn còn nhiều tàu cá chưa được kiểm định, đăng ký và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật (gọi tắt là tàu “3 không”) để đánh bắt.

    Cán bộ Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư tuyên truyền, giải thích cho ngư dân xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) về quy trình kê khai, đăng ký lại tàu cá “3 không”. Ảnh: Nguyễn Hải

    Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân…

    Thực hiện Thông tư số 06/TT-BNN & PTNT về sửa đổi bổ sung thủ tục cấp phép tàu cá, qua rà soát, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 1647/2024/QĐ-UBND công bố 459 tàu cá “3 không” không đủ điều kiện để cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. Trong đó, tại thị xã Hoàng Mai 122 tàu, huyện Quỳnh Lưu 86 tàu, Nghi Lộc 199 tàu, Diễn Châu 10 tàu và thị xã Cửa Lò 42 tàu…

    Để đảm bảo điều kiện đánh bắt theo Luật Thủy sản năm 2017 và các Nghị định liên quan, UBND tỉnh yêu cầu các chủ tàu trên phải bổ sung thông tin, giấy tờ thủ tục để đăng ký, cấp phép trước ngày 31/8/2024.

    Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tỉnh cũng giao đến ngày 31/8/2024 phải hoàn thành rà soát xử lý thủ tục cho 459 tàu và các tàu cá phát sinh trước thời điểm. Chủ tàu cá nào không đăng ký lại tuyệt đối sẽ không được ra khơi đánh bắt; sau ngày 31/8/2024, nếu tàu vẫn đi đánh bắt sẽ xử phạt nặng và không có ngoại lệ.

    Cán bộ Trạm Biên phòng cảng Lạch Quèn, thuộc Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận nhắc nhở 1 chủ tàu vào neo đậu tại bờ Bắc cảng Lạch Quèn chưa sơn sửa lại biển kiểm soát tàu sau khi chuyển nhượng. Ảnh: Nguyễn Hải

    Đầu tháng 7/2024, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản rà soát, hướng dẫn bà con hoàn thiện thủ tục. Tuy nhiên, đây là những tàu cá có nguồn gốc khá phức tạp, giấy tờ đăng ký, đăng kiểm đã hết hạn nhưng ngư dân chưa làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm lại.

    Ông Trần Xuân Nhuệ – Trưởng phòng Khai thác, Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư bổ sung: Lâu nay, mỗi khi làm thủ tục, ngư dân kê khai chiều dài mạn tàu không chính xác hoặc kê khai không đúng công suất, nhãn hiệu và xuất xứ máy chính; tàu cá chuyển nhượng nhiều lần, qua nhiều người. Ngoài ra, ngư dân sơn ca-bin và mũi tàu không đúng theo quy định của Luật Thủy sản, gây khó khăn cho cơ quan chức năng rất khó xác định, nhận diện để quản lý.

    Ngư dân chờ làm thủ tục cho tàu xuất bến đánh bắt tại Trạm Biên phòng Lạch Quèn (Quỳnh Lưu). Ảnh: Nguyễn Hải

    Theo Thông tư số 06/2024/TT-BNN& PTNT, dù qua nhiều lần chuyển nhượng nhưng chỉ cần chủ tàu hiện tại kê khai chủ tàu cá gần nhất chuyển nhượng cho mình, kèm các thông tin như chiều dài tàu, công suất máy, bản chụp mũi tàu và ca-bin buồng lái thì được thẩm định, cấp phép mang tên chính chủ và không phải nộp lệ phí trước bạ… Đây là ưu ái, tạo điều kiện của Nhà nước, các tàu cá “3 không” và ngư dân cần tận dụng cơ hội này để kê khai, hoàn thiện thủ tục cho tàu cá. Chủ tàu chỉ cần kê khai đúng thủ tục theo mẫu gửi về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ được Chi cục xem xét cấp phép nhanh nhất.

    Ông Lê Văn Hướng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư Nghệ An

    Lãnh đạo xã Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu) và Chi cục Thủy sản vận động, đối thoại với các chủ tàu cá trong danh sách của tỉnh làm lại thủ tục kiểm định và đăng ký cấp phép. Ảnh: Nguyễn Hải

    Phường Quỳnh Phương là 1 trong những địa bàn có nhiều tàu cá “3 không” nhất TX. Hoàng Mai với 106 tàu cá “3 không”, sau 3 buổi rà soát, hướng dẫn, đến ngày 31/7, đã hoàn thiện thủ tục được cho 106 tàu trong danh sách; đồng thời, tiếp nhận kê khai 37 tàu ngoài danh sách. Tại huyện Diễn Châu, sau khi vận động, 10/10 tàu cá “3 không” thuộc địa bàn xã Diễn Ngọc đã đăng ký kê khai làm thủ tục cấp lại; đồng thời, có 2 tàu ngoài danh sách kê khai bổ sung.

    Sau gần 4 tuần triển khai, Chi cục Thuỷ sản – Kiểm ngư tổ chức 7 buổi làm việc với các huyện, thị. Tính đến ngày 15/8, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho 247/459 tàu, đạt 53,81%; có 182/247 tàu cá đã được cấp Giấy khai thác thủy sản; phấn đấu hoàn thành thủ tục đăng ký cho 100% tàu “3 không” trong danh sách trước ngày 31/8/2024. Hiện tại, cùng với tập trung giải quyết các tàu cá “3 không” trong danh sách, thời điểm này, các địa phương đang tích cực vận động ngư dân kê khai tàu “3 không” mới phát sinh.

    Lực lượng kiểm ngư thuộc đoàn liên ngành tỉnh kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đang đánh bắt trên vùng lộng. Ảnh: Nguyễn Hải

    Chủ động tháo gỡ vướng mắc mới phát sinh

    Ngoài các tàu cá “3 không” trong danh sách, theo báo cáo của các huyện, thị, đến ngày 14/8/2024, toàn tỉnh phát sinh 156 tàu ngoài danh sách phải bổ sung mới.

    Mặc dù UBND các huyện, Đồn Biên phòng và cán bộ xã giải thích, tuyên truyền nhưng tiến độ giải quyết còn khá chậm.

    Trước nay, do thiếu giám sát và chưa có chế tài xử phạt các tàu cá sang tên, chuyển nhượng không đăng ký, nên tình trạng các tàu cá của ngư dân các tỉnh nói chung và Nghệ An nói riêng chuyển nhượng khá tùy tiện. Tàu cá Nghệ An bán sang các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định… nhưng không làm thủ tục sang tên và ngược lại. Vì thế, nhiều tàu qua kiểm tra, kiểm soát thì biển số của tỉnh này nhưng thực tế tàu đã chuyển cho chủ ở tỉnh khác.

    Lực lượng chức năng tỉnh tiếp cận 1 tàu cá để kiểm tra thủ tục giấy phép. Ảnh: Nguyễn Hải

    Đại diện UBND xã Quỳnh Lập và Đồn Biên phòng Quỳnh Phương chia sẻ: Có tàu mỗi năm chỉ về neo đậu ở Lạch Cờn vài lần, nếu vi phạm ngắt kết nối VMS hoặc giấy tờ cho phép đánh bắt đã hết hạn gặp chủ tàu để xác minh, kiểm tra cũng khó.

    Tại các huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu, một số ngư dân không còn đi biển, tàu đã hư hỏng, giấy tờ hết hạn, nhưng không xóa đăng ký và sợ tốn kém nên không làm thủ tục đăng ký lại. Các trường hợp này, theo Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư tỉnh, phải kiên trì vận động và giải thích rõ quyền lợi thì ngư dân mới chấp hành.

    Để quản lý tàu cá ra, vào cảng và phục vụ yêu cầu truy xuất nguồn gốc hải sản, thời gian qua, Cục Thủy sản triển khai phần mềm điện tử việc quản lý truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT) giám sát tàu cá. Tuy nhiên, tỷ lệ kê khai đến nay vẫn còn thấp, đến ngày 10/8, Nghệ An mới có 467 tàu cá đánh xa bờ cài đặt eCDT. Từ nay đến ngày 31/8, Ban Quản lý cảng và Chi cục Thủy sản tiếp tục vận động các chủ tàu cài đặt.

    Ông Phan Tiến Chương – Trưởng ban Quản lý cảng cá Nghệ An

    Một loạt tàu cá thuộc diện “3 không” có chiều dài từ 6-8m đang neo đậu tại Bến Hải Thịnh, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) và không vào cửa Lạch Lò qua Trạm Kiểm soát Biên phòng nên rất khó xử lý và xã đang phải vận động người dân đi đăng ký. Ảnh: Nguyễn Hải

    Ông Mai Hồng Phong – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư tỉnh cho biết: Chi cục đang tập trung xử lý cấp phép cho các tàu cá “3 không” trong danh sách và đang tổng hợp các tàu cá “3 không” nằm ngoài danh sách để trình xin ý kiến UBND tỉnh. Với quyết tâm cao, hy vọng vấn nạn “tàu ma”, tàu cá “3 không” sẽ cơ bản được giải quyết.

    Nghệ An là tỉnh có đội tàu lớn nhưng công tác kiểm định, đăng ký đều do các cơ sở tư nhân ngoại tỉnh cung cấp dịch vụ. Mặc dù Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư tỉnh là đầu mối quản lý đội tàu trên địa bàn, nhưng thông tin dữ liệu để giám sát, đôn đốc tàu cá khá hạn chế. Vì thế, rất mong các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn tăng cường hợp tác, hỗ trợ để chi cục quản lý, cập nhật dữ liệu quản lý tàu cá, ra vào địa bàn được chặt chẽ./.

    Nguyễn Hải

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây