Nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ hiện đại tiêu thụ, ngày 26/8, Báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp bán lẻ tổ chức buổi tọa đàm “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị”.
Ngày 7/5/2018, Thủ tướng ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), qua đó Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP cũng còn những khó khăn nhất định như sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đặc biệt việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, ngày 26/8 Báo Kinh tế& Đô thị tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị”. Tham dự buổi tọa đàm có lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, đại diện một số hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội và chủ thể OCOP.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu chuyên gia, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chủ thể OCOP sẽ trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, phương thức, quy định của hệ thống bán lẻ mà chủ thể OCOP cần đáp ứng trong quá trình đưa hàng vào hệ thống bán lẻ tiêu thụ. Đồng thời, các chủ thể OCOP đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị tiêu thụ, kiến nghị các chính sách hỗ trợ sản phẩm khởi nghiệp…
Theo Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Thành Lợi, hiện các mặt hàng OCOP của TP Hà Nội rất đa dạng và giàu tiềm năng. Tuy vậy, việc tiêu thụ còn khó khăn, nhất là đối với các hộ kinh doanh ở nông thôn.
Do đó, thông qua tọa đàm, Báo Kinh tế&Đô thị mong muốn cơ quan quản lý, nhà bán lẻ tìm ra phương pháp hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa hàng vào siêu thị tiêu thụ. Đồng thời, các chủ thể OCOP nhanh chóng tiếp cận xu hướng người tiêu dùng, chuyển đổi phương thức bán hàng…qua đó đưa ra sản phẩm phù hợp.
Thông qua buổi tọa đàm báo Kinh tế&Đô thị sẽ phản ánh những mong muốn của chủ thể OCOP trong việc định hướng đầu ra sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn, phát triển bền vững.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới