23:04:14 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ngành trồng trọt cần nâng cao nhận thức và năng lực quản lý để ứng phó thách thức

Mục lục

    Ngày 20/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnhLong Antổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025 tại Đồng bằng sông Cửu Long.

    Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho biết, tổng diện tích gieo trồng lúa 3 vụ/năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2024 ước khoảng 3,8 triệu ha, sản lượng lúa hơn 24 triệu tấn, năng suất hơn 63 tấn/ha. So với năm 2023 diện tích sản xuất lúa giảm hơn 16.000ha, sản lượng tăng hơn 11.000 tấn, năng suất tăng 0,3 tấn/ha; cây ăn quả ước đạt 5,78 triệu tấn, tăng khoảng 430.000 tấn.

    Sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần cho kim ngạchxuất khẩunông sản cả nước trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 34 tỷ USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị hơn 1 tỷ USD như: cà-phê 3,54 tỷ USD, gạo 3,27 tỷ USD, hạt điều 2,37 tỷ USD, rau quả 3,83 tỷ USD.

    Sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước.

    Đối với Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có 4 tỉnh (Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang) và thành phố Cần Thơ triển khai thực hiện 7 mô hình, với tổng cộng 333,5ha. An Giang cũng đã khởi động xuống giống diện tích tham gia đề án trên diện tích 15ha đầu tiên tại huyện Phú Tân vào ngày 12/8/2024. Long An cũng đã xuống giống 1 mô hình trên diện tích 20ha tại huyện Tân Hưng và chuẩn bị xuống giống 7 mô hình trong vụ thu Đông 2024 và đông Xuân 2024-2025…

    Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm cho biết, diện tích gieo trồng lúa 3 vụ/năm của Long An khoảng 500.000ha, sản lượng năm 2023 đạt hơn 3 triệu tấn; cây rau có diện tích trồng khoảng 10.000ha, cây thanh long khoảng 8.000ha, cây chanh khoảng 11.500ha. Hiện tại, tỉnh đã phát triển 60.000ha lúa, 2.000ha rau, 6.000ha thanh long, 3.000ha chanh ứng dụng công nghệ cao và 6 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

    Cùng với đó, Long An đã xây dựng và cấp 294 mã số vùng trồng cho thanh long, chuối, dưa hấu, chanh, xoài Australia.., với tổng diện tích hơn 14.000ha; cấp mã số cơ sở đóng gói cho 161 cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm nông sản chủ lực để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc…

    Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung phát biểu tại hội nghị.

    Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết, mặc dù ngành trồng trọt đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức cần có sự vào cuộc các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng để phát triển ngành một cách bền vững đó là: thách thức của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn; sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả gây suy thoái đất đai; sử dụng vật tư đầu vào (giống, phân bón…) chưa hợp lý gây lãng phí nguồn lực và gây ô nhiễm môi trường; sử dụng nguồn nước, khả năng cung ứng nước cho cây trồng theo khung thời vụ còn nhiều bất cập; xu hướng tiêu dùng và các điều kiện xuất khẩu có nhiều thay đổi về chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm luôn luôn được đặt lên hàng đầu…

    Để ứng phó thách thức trên, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung yêu cầu các địa phương cần phải nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho người nông dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong việc sản xuất an toàn, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc trong thời gian tới.

    Long An triển khai mô hình trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao xuất khẩu.

    Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng. Liên doanh, liên kết, phát triển chuỗi ngành hàng, mở cửa thị trường trong nước và xuất khẩu. Các địa phương cần tập trung nâng cao các giải pháp, định hướng để phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu, thủy lợi của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp nước phục vụ phát triển sản xuất trồng trọt và sinh hoạt.

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây