16:51:02 02/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ngành tôm Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025

Hôm nay 25/11, tại tỉnh Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả”. Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025.

Ngành tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024

Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Xuân Trường – Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, báo cáo của Cục Thủy sản cho thấy, tính đến tháng 11/2024, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 730.000 ha, với tổng sản lượng khoảng 1,103 triệu tấn. Trong đó, sản lượng tôm sú đạt 234.200 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 795.800 tấn, tôm khác đạt 73.100 tấn.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại tọa đàm. Ảnh: H.X

Nhu cầu thu mua và giá tôm nguyên liệu tại ao có tín hiệu tăng trong nửa đầu tháng 9 vừa qua, giá tăng bình quân khoảng 5.000 đồng/kg (size 20-30 con/kg), giá tôm thẻ size lớn (20-30 con/kg) tăng mạnh.

Năm 2024 cũng vẫn là một năm khó khăn đối với ngành tôm Việt Nam do điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá vật tư đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ với nhiều rào cản khắt khe, giá bán không ổn định.

“Trong thời gian qua, do những yếu tố bất thường của thời tiết, chủ yếu là thời tiết nắng nóng kéo dài, diễn biến thời tiết bất thường làm biến động các yếu tố môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi thủy sản trong đó có con tôm vốn là đối tượng nuôi chủ lực của vùng ĐBSCL” – ông Trường nói về vấn đề bất lợi của thời tiết.

Ông Trường nói thêm, trong 10 tháng năm 2024, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 22.269 ha (chủ yếu là tôm nước lợ). Riêng trong tháng 10, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh là 430 ha tại 8 tỉnh, thành phố, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 2 loại bệnh chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng.

Trong năm 2025, ngành tôm sẽ tiếp tục gặp một số khó khăn. Riêng tôm sú được nuôi và phát triển mạnh trở lại tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ nên sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn trong thời gian tới.

Ngoài ra, một số nước tiêu thụ tôm có chiến lược ưu tiên phát triển thủy sản nội địa nên sẽ tăng rào cản (yêu cầu chất lượng, hình thức sản xuất và truy xuất nguồn gốc) đối với tôm nhập khẩu từ các nước.

Cần “chuyển đổi xanh” trong chuỗi sản xuất tôm

Ông Hoàng Văn Hồng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng: “Thời gian qua, ngành tôm ở Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, gần đây bà con nuôi tôm gặp phải những cái khó khăn, thách thức nhất định. Trong đó, có việc tổ chức sản xuất mang tính nhỏ lẻ, chưa bài bản dẫn đến môi trường nuôi không tốt, chi phí đầu vào còn lớn”.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: H.X

Bên cạnh những khó khăn nêu trên, ngành tôm Việt Nam cũng có nhiều yếu tố thuận lợi khi từ nay đến đầu năm 2025, nhu cầu về tôm trên thế giới tăng. Nhất là việc Mỹ xem xét áp thuế tôm Việt Nam thấp nhất, còn Trung Quốc thắt chặt nhập khẩu tôm từ Ecuador.

Để tận dụng cơ hội trên cũng như vượt qua các khó khăn, thách thức đã gặp phải, các đại biểu cho biết, đòi hỏi sự chung tay hành động của ngành, địa phương, nhà nghiên cứu, người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với các giải pháp căn cơ, bài bản cho cả chuỗi sản xuất tôm, nhất là việc quy hoạch vùng nuôi.

Song song đó là áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến sản xuất giống, nuôi thương phẩm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng an toàn sinh học, giảm chất thải rắn, bảo vệ môi trường, kiểm soát lây lan của dịch bệnh.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cần phải “chuyển đổi xanh” trên toàn bộ các khâu trong chuỗi theo lộ trình và theo các cấp độ để phát triển ngành tôm ở ĐBSCL một cách bền vững.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác giữa hệ thống khuyến nông các địa phương với các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế theo hình thức hợp tác công tư (PPP) đối với nghề nuôi tôm.

Buổi tọa đàm còn cung cấp cho ngành chức năng các địa phương, nông dân những địa chỉ của các doanh nghiệp tin cậy, doanh nghiệp về giống, doanh nghiệp về thức ăn, về thuốc,… Cũng như các giải pháp, thiết bị quản lý môi trường để tổ chức nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.

Huỳnh Xây

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây