Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ngành gỗ vượt khó trước mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỷ USD năm 2024

 

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023, ngành gỗ Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Hội nghị Giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bình Dương, ngày 9/8. Ảnh: CTV.

Tại Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ và lâm sản quý III năm 2024 tổ chức ngày 9/8 tại Bình Dương, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong năm 2024, mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến sẽ đạt 15,2 tỷ USD với gỗ và sản phẩm gỗ trên 14,2 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.

Theo đó, 7 tháng đầu năm, ngành xuất khẩu gỗ đón nhận tín hiệu phục hồi tích cực. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD; đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng thị trường Mỹ, xuất khẩu đạt 5,019 tỷ USD, tăng 24%. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,504 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu ước đạt 7,857 tỷ USD.

Xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Bảo cho rằng, kinh tế thế giới năm 2024 vẫn chịu sức ép từ lãi suất cao, căng thẳng thương mại, xung đột quân sự, biến động chính trị. Điều này, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ những tháng cuối năm. Các thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang đối diện với các khó khăn về kinh tế và bảo hộ hàng hóa.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, phát biểu tại hội nghị. Ảnh:CTV.

“Tại thị trường Mỹ, nước này đã kết thúc vụ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với tủ gỗ và bàn trang điểm của Việt Nam. Nhưng trong tương lai, Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát, hậu kiểm đối với mặt hàng này. Đồng thời, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp”, ông Trần Quang Bảo thông tin.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Viforest cho biết, Mỹ là thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, chiếm trên 54% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Theo ông Lập, Bộ Thương mại Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ khiến các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối diện với nhiều thách thức. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Chế biến gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. Ảnh:Trần Phi.

Trước những khó khăn này, ông Lập cho rằng, giải pháp củangành gỗViệt Nam hiện tại và trong thời gian tới cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên năm trụ cột chính kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giảm phát thải, quản trị (chuyển đổi số), xúc tiến thương mại và xây dựng tiêu chuẩn giám sát nội bộ.

Mặt hàng gỗ nội thất xuất khẩu của một doanh nghiệp tại Bình Dương. Ảnh:Trần Phi.

Ngành gỗ cũng kiến nghị và phối hợp với các bộ, ngành để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ điều tra thương mại từ Hoa Kỳ; cập nhật thông tin chính sách từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm; đề xuất tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các nhà máy chế biến gỗ; và quản lý hội chợ chuyên ngành, xây dựng các hội chợ tầm quốc tế.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây