Trồng rau thơm ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) tuy kinh tế không vượt trội như cà chua, rau cải nhưng có thu nhập ổn định, dễ chăm sóc, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân cứ một sào ruộng trồng rau tía tô, trồng cây kinh giới đạt giá trị 25 – 30 triệu đồng…
Xã Quỳnh Văn thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là xã bán sơn địa, cách trung tâm huyện khoảng 7 km, có tổng diện tích tự nhiên 1.493,21 ha; trong đó đất canh tác nông nghiệp có 1.108,39 ha, chiếm 74,2%.
Ngoài lúa là cây trồng chủ lực thì những năm gần dây, với thu nhập ổn định từ các loại cây rau thơm mang lại, nhiều hộ nông dân ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi một số diện tích canh tác cà chua, rau cải… sang trồng tía tô, kinh giới, thì là, húng quế, rau mùi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường.
Đối với những gia đình có ít đất canh tác cây ngắn ngày đặc biệt là rau xanh, thì rau thơm trong đó chủ lực là tía tô, kinh giới, hùng quế, rau mùi là loại cây được bà con nông dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu lựa chọn canh tác do chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc nhưng lại cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm dù chỉ có vài sào đất.
Nông dân trồng rau thơm các loại (như rau mùi ta, rau tía tô, rau kinh giới, rau húng quế…) ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhổ rau thơm giao cho thương lái. Rau thơm là loại rau dễ trồng, dễ bán và có chi phí sản xuất thấp hơn các mô hình thâm canh rau, củ, quả thực phẩm khác.
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhiên, xóm 6 xã Quỳnh Văn là một trong những hộ có diện tích trồng rau thơm nhiều nhất xã.
Trước đây gia đình chị đã trồng nhiều loại rau màu khác nhau: như cải xanh, xà lách, rau dền, rau ngót, cà chua… để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho con ăn học.
Những năm gần đây các hộ dân trong xã đã dần chuyển trồng sang các loại rau thơm, nhìn thấy hiệu quả đem lại cao hơn các loại rau đang trồng, chị bàn với chồng chuyển đổi 4 sào đất sang trồng rau thơm.
Theo chị Nhiên, những loại rau này rất dễ trồng, dễ chăm sóc lại ít bệnh (thường chỉ có rệp và sâu xanh ăn lá).
Nếu trước khi trồng làm đất kỹ phơi khoảng 20 ngày mới trồng thì rau rất ít bệnh, thậm chí không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, đỡ tốn kém lại an toàn khi canh tác.
Rau tía tô và kinh giới có giá rất ổn định, thương lái thu mua tại vườn với giá từ 2.500 – 3.000 đồng/bó, có lúc lên tới 5.000 đồng/kg. Với 4 sào đất mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình chị thu về từ 80- 100 triệu đồng.
Tương tự với 2 sào đất vườn, gia đình chị Hồ Thị Chuyên, xóm 5 xã Quỳnh Văn cũng chọn rau kinh giới, tía tô, thì là để trồng.
Sở dĩ chị chọn các loại rau gia vị này để canh tác bởi nó dễ chăm sóc, tốn ít công, trồng một lần có thể thu ba bốn lần.
Lần đầu thu hoạch cắt ngang thân để lại khoảng 10 cm, tiếp tục chăm bón để cây đẻ nhánh và thu hoạch vụ lần sau.
Chu kỳ thu hoạch rau tía tô, rau kinh giới khá ngắn, mỗi lứa trồng khoảng 30 – 40 ngày.
Hầu hết các hộ trồng rau thơm ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đều đầu tư hệ thống tưới nước tự động, vì vậy công chăm sóc rau thơm giảm đi khá nhiều.
Theo chị Chuyên, kinh giới và tía tô có thể trồng quanh năm, không phụ thuộc thời tiết, chỉ riêng lúc giao mùa thì phải thu hoạch nhanh để cây không ra bông, giá cả lại ổn định.
Chị Chuyên chia sẻ thêm hiện nay hầu hết các hộ trồng rau thơm đều đầu tư hệ thống tưới nước tự động.
Chi phí lắp mỗi sào hết khoảng 10 triệu đồng tiền đầu tư hệ thống như: ống nước, máy bơm, van tưới…
Hệ thống tưới nước sử dụng lâu dài, chỉ riêng van tưới thì hay bị hỏng (mỗi vụ thay khoảng 10 van; mỗi van có giá 15.000 đồng/cái). Như vậy 2 sào trồng kinh giới và tía tô gia đình chị Chuyên thu lãi từ 40 -50 triệu đồng/năm.
Chị Lê Thị Thuỷ – cán bộ công chức nông nghiệp xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) cho biết: Hiện nay cả xã có khoảng 20 ha đưa vào sản xuất rau thơm, trong đó hơn 5 ha trồng rau thơm được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2022.
Rau thơm tuy kinh tế không vượt trội như cà chua, rau cải nhưng có thu nhập ổn định, dễ chăm sóc, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, việc thu hoạch rau thơm cũng nhẹ nhàng hơn so với các loại cây trồng khác.
Bình quân cứ một sào ruộng trồng rau tía tô, trồng rau kinh giới đạt giá trị 25 – 30 triệu đồng; trồng rau húng quế 20 – 25 triệu đồng.
Đối với rau mùi, một đợt gieo trồng 2 tháng cho bà con thu nhập 6 – 7 triệu đồng/sào.
Từ những giá trị cây trồng gia vị này đem lại, hiện tại một số hộ gia đình xã Quỳnh Văn đang có xu thế trồng thử nghiệm các loại rau thơm trên từng cánh đồng để thay thế một số loại rau màu kém hiệu quả, nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích.
Lệ Hằng (TTKN Nghệ An/Cổng TTĐT TTKN QG)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới