Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Kinh tế tập thể thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn

Kinh tế tập thể tập hợp được các thành viên tham gia, hạn chế được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giúp thành viên ổn định thị trường tiêu thụ nông sản.

Ngày 21/8 tại huyện Cờ Đỏ, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ tổ chức hội thảo ứng dụng đổi mới sáng tạo trong quản lý và tổ chức dịch vụ của các HTX nông nghiệp trên địa bànTP Cần Thơ.

Theo ông Mai Vũ Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Kiểm lâm TP Cần Thơ, hiện nay toàn Thành phố có 183 HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới 61 HTX nông nghiệp.

Số lượng thành viên HTX đến thời điểm hiện tại là 3.293 thành viên, trong giai đoạn 2021 – 2024 tăng

Hiện TP Cần Thơ có 183 HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới 61 HTX nông nghiệp. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

653 thành viên do thành lập mới, số thành viên giảm trong giai đoạn này 92 do giải thể HTX. Trong đó HTX nông nghiệp phát triển mạnh trong lĩnh vực trồng trọt, nhất làcây ăn tráivà lúa chiếm tới 78%, HTX lĩnh vực chăn nuôi chiếm 2,7%, HTX lĩnh vực thủy sản chiếm 9,8%.

Trong 3 năm trở lại đây, TP Cần Thơ là 1 trong 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL (gồm Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ) được lựa chọn tham gia dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm – GIC”. Dự án có tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại.

Thời gian qua, nhờ dự án hỗ trợ, đã giúp TP Cần Thơ phát triển, tăng cao vốn điều lệ của HTX, tổng vốn điều lệ của HTX đến thời điểm hiện tại là hơn 172,4 tỷ đồng, tăng hơn 38 tỷ đồng so với năm 2021. Bình quân vốn điều lệ/HTX đạt 989 triệu đồng, tăng 23,6 triệu đồng/HTX so với năm 2021. Bình quân vốn góp của thành viên là 52,3 triệu đồng.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi (xã Thạnh Lộc, Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) là một trong những HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được Dự án GIC hỗ trợ máy trộnphân hữu cơ, bình quân một vụ lúa sản xuất gần 500 tấn và sang các năm tiếp theo có thể sản xuất tăng lên 1.000 – 1.500 tấn/vụ.

Ông Tiêu Ngọc Lợi, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi cho biết: Hiện nay, nông dân sau khi thu hoạch lúa xong thường đốt đồng làm ô nhiễm môi trường hay cày vùi rơm, rất dễ gây ngộ độc hữu cơ trong đất. Nhằm hạn chế tình trạng này, HTX đã tận dụng rơm rạ về chất nấm rơm để tăng thu nhập, sau đó lấy rơm mục chất nấm trộn với bã thực vật cùng các loại rau quả bỏ đi và phân bò đem ủ hoai mục từ 2 – 3 tháng. Sau đó dùng máy đánh tơi phân với nhau để bón cho cây trồng.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lợi (xã Thạnh Lộc, Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) là một trong những HTX nông nghiệp ở ĐBSCL được Dự án GIC hỗ trợ máy trộn phân hữu cơ. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Ông Lợi cho rằng, sản phẩm phân hữu cơ là xu hướng mới mà nông dân đang ngày càng cần để bón cho cây trồng, từ đó góp phần cho ra nông sản an toàn, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Kinh tế tập thể đã từng bước thu hút, tập hợp người dân tham gia để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung và tạo ra hàng hóa của mỗi địa phương tương đối quy mô, đồng đều.

Điều đáng mừng, hiện nay ở TP Cần Thơ, các HTX, tổ hợp tác, trang trại đã và đang xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu tập thể như lúa giống, lúa hàng hóa chất lượng cao, hoa kiểng, rau an toàn; về cây ăn trái có vú sữa, nhãn, xoài, sầu riêng, cam, ỏi, chanh không hạt; thủy sản có cá tra…

Sản phẩm của nhiều HTX có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng…, từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường xuất khẩu. Đây cũng là nền tảng để địa phương thực hiện xây dựng thương hiệu cácsản phẩm OCOPđặc trưng, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Kinh tế tập thể đã giúp hạn chế được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giúp thành viên ổn định thị trường tiêu thụ nông sản. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Các loại hìnhkinh tế tập thểcũng đã góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững tại địa phương. Nhiều nông hộ là thành viên HTX nông nghiệp làm ăn hiệu quả, vươn lên khá, giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Cộng đồng thành viên trong các HTX xây dựng được tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong làm ăn và đời sống hàng ngày, từ đó góp phần xây dựng văn hóa cộng đồng, gắn chặt tình làng nghĩa xóm.

Kinh tế tập thể đã tập hợp được các thành viên tham gia, hạn chế được việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung trong thời gian qua, giúp thành viên ổn định thị trường đầu ra cho hàng hóa, nông sản. Qua đó từng bước tạo được lòng tin cho thành viên và người dân, vì vậy ngày càng thu hút nhiều thành viên tham gia và nhiều HTX mới được thành lập.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây