Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Huyện Chương Mỹ mất trắng nhiều diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả

Sau 2 tuần chìm trong nước lũ, hơn 1.183ha lúa, 354ha rau màu, 243ha cây ăn quả của huyện Chương Mỹ đã bị ảnh hưởng, trong đó nhiều diện tích mất trắng.

Tuyến đường huyết mạch đi qua các xã vùng trũng của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nay đã nhộn nhịp trở lại, nhiều ngôi nhà thoát ngập… Người vội vã vệ sinh nhà ở, đường làng, ngõ xóm, người đưa đàn gia súc về chuồng nuôi sau nhiều ngày đi gửi.

Để không phát sinh dịch bệnh, ngay sau khi nước rút, UBND huyện Chương Mỹ đã huy động lực lượng dân quân, đoàn thanh niên đi vớt rác, thu gom, vận chuyển rác thải, tổ chức tiêu độc khử trùng các tuyến đường.

Nhiều diện tích cây ăn quả của người dân thôn Đồng Dâu (xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ) đã chết héo sau nửa tháng bị ngập lụt. Ảnh:Hùng Khang.

Ghi nhận tại xã Tốt Động, xã Hữu Văn, nhiều diện tích lúa và cây ăn quả của người dân đã bị mất trắng.

Tranh thủ trời nắng, bà Nguyễn Thị Công (thôn Đồng Dâu, xã Tốt Động) cùng chồng vệ sinh bể chứa nước sạch của gia đình sau 2 tuần bị ngập sâu trong nước lũ.

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cây gồm na, mít, chuối, bà Công với gương mặt không giấu được xót xa nói: “Vườn cây ăn quả này trước đó nước ngập đến gần 2m, một tuần nay cây cứ héo đi rồi lá chuyển màu vàng, gia đình tôi chỉ biết nhìn bất lực, không có cách gì để cứu cây”.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, lúa vụ mùa trà sớm hiện đã bắt đầu phân hóa đòng, lúa đại trà đang đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ngập úng, nhiều diện tích lúa đã chết, một số diện tích cây lúa đã ngưng phát triển do thối rễ.

Cây mít đã bị héo khô lá do ngập úng. Ảnh:Hùng Khang.

Gia đình ông Trần Văn Hiệu ở xã Hữu Văn có 2 sào lúa bị ngập nặng. Mấy ngày nay nước đã rút, song qua kiểm tra đồng ruộng, lúa đều đã bị thối dễ, coi như vụ mùa này gia đình ông bị mất trắng.

“Chỉ trong hai tuần, bao mồ hôi công sức của vợ chồng tôi đã mất trắng, lũ về lúa ngập sâu chẳng có cách nào để cứu. Trước ra đến đồng thì còn vui, giờ làm gì còn cây lúa nào để chăm sóc nên giờ không muốn ra đồng”, ông Hiệu ngậm ngùi.

Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện Chương Mỹ, đợt mưa lũ vừa qua đã làm ngập, ảnh hưởng 1.183ha lúa, 354ha rau màu, 243ha cây ăn quả, 1.703ha nuôi trồng thủy sản, 4.893 con gia súc và 184.912 gia cầm.

“Lúa vụ mùa tại những khu vực bị ngập nước lâu ngày gần như đã hỏng. Do không còn trong thời vụ gieo cấy lúa tốt nhất nên huyện chỉ đạo các xã, thị trấn vùng úng ngập khi lũ rút hoàn toàn sẽ vận động nông dân trồng các loại rau màu và cây vụ đông sớm như dưa chuột, cà chua, rau các loại…”, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ thông tin.

Để khôi phục sản xuất, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ – ông Nguyễn Anh Đức đề nghị các địa phương khẩn trương thống kê, kiểm đếm chính xác để báo cáo huyện hỗ trợ kịp thời cho nông dân nhanh chóng ổn định sản xuất.

Do ngập nước lâu ngày nên cây lúa đã bị thối dễ. Ảnh:Hùng Khang.

Sau mưa lũ, ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội đang tích cực phối hợp với các địa phương đôn đốc, hướng dẫn nông dân khẩn trương thực hiện các biện pháp chăm sóc các diện tích cây trồng bị ảnh hưởng.

Để khắc phục kịp thời hậu quả của mưa lũ gây ra, hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa 2024, Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị các địa phương chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, giữ nông mặt ruộng; huy động các lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, kiểm tra, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu, bảo đảm tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh, thời gian tới, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông cần bám sát đồng ruộng, dự tính, dự báo sát tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại sau mưa bão để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Dự báo thời gian tới, miền Bắc khả năng còn đón thêm những đợt mưa to diện rộng. Do vậy, ngành nông nghiệp Thủ đô đề nghị các địa phương và nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động, sẵn sàng các biện pháp ứng phó với những diễn biến xấu do thời tiết và các sinh vật hại gây ra, bảo đảm năng suất các loại cây trồng.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây