Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hướng dẫn biện pháp phục hồi nuôi thủy sản lồng bè sau mưa bão.
1. Đối với lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nhưng còn khả năng phục hồi
Hệ thống lồng bè bị hư hại nhẹ, lồng bè bị móp, méo, vật nuôi thuỷ sản sinh trưởng và phát triển bình thường, áp dụng ngay các biện pháp sau đây:
Bước 1: Kiểm tra, sửa chữa, gia cố, vệ sinh lại hệ thống dây neo, phao, lồng lưới để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
Bước 2: Vớt cá chết và rác thải nếu có. Lưu ý, thu gon và xử lý rác đúng nơi quy định
Bước 3: Di chuyển lồng, bè về lại vùng nuôi (nếu trước bão phải di chuyển lồng, bè để tránh bão).
Nếu loài nuôi thuỷ sản đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch sớm để giảm thiệt hại. Thường xuyên theo dõi thủy triều, mức nước, màu nước, các yếu tố môi trường đảm bảo nhiệt độ từ 25 – 30 độ C; pH từ 6,5 – 8,0; oxy hòa tan ≥ 4mg/l
Bước 4: Treo các túi vôi (15 – 20kg/túi) quanh các góc của lồng nuôi để vừa giúp ổn định các góc của lồng lưới, vừa giúp ổn định môi trường nước, phòng một số bệnh thường gặp trên thuỷ sản nuôi lồng bè.
Bước 5: Sau 1 – 2 ngày bão tan, sức khoẻ loài nuôi ổn định tiến hành cho ăn từ từ, tăng dần cho đến khi sức khoẻ của thủy sản nuôi trở lại bình thường.
Lưu ý, cần bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hoá, vitamin B1, B3, B6 để giúp tăng sức đề kháng cho thuỷ sản nuôi.
Bước 6: Phòng bệnh cho động vật nuôi thủy sản mùa mưa bão.
– Thường xuyên quan sát tình trạng sức khoẻ của vật nuôi. Nếu điều kiện môi trường bất lợi cần dùng máy bơm tạo dòng chảy mạnh hoặc máy thổi khí để tăng oxy, giảm lượng thức ăn, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ.
– Tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản như bổ sung vitamin C, khoáng, men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày để cá sinh trưởng, phát triển tốt.
2. Đối với lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn
– Nhà ở, khung lồng bị gãy, lưới rách, phao, vật nuôi thuỷ sản bị cuốn trôi, chết hoàn toàn, cần tiến hành thu gom lại toàn bộ lồng bè hư hỏng để phân loại, tận dụng lại những thứ còn sử dụng được. Không để rác thải trôi nổi trên biển gây ô nhiễm môi trường.
– Vật nuôi thuỷ sản bị chết cần được thu gom và xử lý kịp thời, không để lây lan dịch bệnh, ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
KNQG
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới