01:27:59 13/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Hợp tác xã giúp nông dân thay đổi cách trồng ớt

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội (huyện Phú Hòa, Phú Yên) hướng dẫn nông dân áp dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào trồng ớt, tăng lợi nhuận.

Nhờ trồng ớt VietGAP, bà con có thể chăm sóc để thu quả lần 2 mà không phải trồng lại. Ảnh:KS.

Hợp tác xã cũng xây chuỗi liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm để nông dân nâng cao thu nhập, yên tâm trồng ớt.

Trồng ớt VietGAP, lợi nhuận tăng 5,6 triệu đồng/sào

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội nằm ở xã miền núi của huyện Phú Hòa, đời sống kinh tế của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào cây mía, sắn, lúa và một số cây hoa màu khác như ớt, dưa, bí…

Ông Phạm Tấn Thơ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội cho biết, HTX có hơn 2.000ha đất sản xuất nông nghiệp với 196 thành viên. Trong đó có 700ha mía, 600ha sắn, 100ha lúa, còn lại là cây hoa màu khác. Hiện nay, cây mía và sắn đã có các nhà máy trên địa bàn tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân nên yên tâm đầu ra. Tuy nhiên đối với cây hoa màu, nhất là cây ớt dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng nhiều lúc đầu ra bấp bênh, giá rớt thấp khiến nông dân thua lỗ.

Hiện địa phương đã xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu ớt mang nhãn hiệu tập thể Hòa Hội với tổng diện tích 50ha, đã được huyện và tỉnh Phú Yên phê duyệt. Để giúp nông dân trên địa bàn phát triển cây ớt bền vững, trong năm 2024, HTX đã xây dựng vùng trồng ớt VietGAP với diện tích được chứng nhận 2ha, sản lượng 80 tấn/năm. Đồng thời, HTX cũng đã được Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên cấp mã số vùng trồng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên cây ớt.

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội trồng giống ớt chỉ thiên lai F1. Ảnh:KS.

Dẫn chúng tôi tham quan ruộng ớt trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Nhất Sơn, ông Thơ cho hay, trước đây, nông dân chủ yếu sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học nên chi phí đầu tư cao, hiệu quả mang lại thấp.

Tuy nhiên khi trồng ớt VietGAP, được hướng dẫn áp quy trình phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa, đã mang lại đa lợi ích, không chỉ tiết kiệm nước mà còn hạn chế cỏ dại, giảm đáng kể công chăm sóc và sâu bệnh hại.

Mặt khác, việc hướng dẫn bà con tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, giảm phân bón hóa học, chuyển sang sử dụng thuốc BVTV sinh học theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách) đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận. Cụ thể, năng suất ớt VietGAP đạt khoảng 20 tấn/ha, tăng hơn 4 tấn/ha so với canh tác truyền thống.

Hơn nữa trồng ớt VietGAP nông dân có thể cắt cành, chăm sóc, bón phân và vẫn tiếp tục thu hoạch được lứa trái thứ 2 mà không cần trồng lại.

Ớt trồng theo phương pháp phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt nên năng suất tăng cao, giảm đáng kể công chăm sóc và chi phí bảo vệ thực vật. Ảnh:KS.

Ông Trần Bình Trọng ở thôn Nhất Sơn cho biết, nhờ được hướng dẫn kỹ thuật trồng ớt VietGAP, trong đó tiến hành bón lót phân hữu cơ sinh học khoảng 1.000kg cho diện tích 0,5ha trước khi trồng đã giúp cây có sức chống chịu với bệnh xoắn lá và chịu lạnh tốt. Bên cạnh đó, khi ớt có trái ông được hướng dẫn phun phân bón lá canxi vi lượng để nuôi trái nên năng suất thu hoạch đạt bình quân khoảng 300kg/sào. Lợi nhuận trồng ớt VietGAP cao hơn 5,6 triệu đồng/sào so với sản xuất bình thường nên gia đình rất phấn khởi.

Trước hiệu quả mang lại, trong năm tới, ông Trọng sẽ nhân rộng mô hình trồng ớt lên 5ha để cung ứng nguyên liệu cho HTX.

Xây dựng thương hiệu “Tương ớt Đồng Cam”

Theo Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội, bên cạnh hướng dẫn nông dân trồng ớt VietGAP, hiện nay, HTX đã ký kết với Công ty TNHH Nông sản Khải Hiền tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) để cung cấp ớt nguyên liệu cho Công ty.

Cùng với đó, HTX cũng đang tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nhân rộng quy mô trồng ớt trên địa bàn. HTX hiện cũng đã nghiên cứu, chế biến sản phẩm với thương hiệu đăng ký “Tương ớt Đồng Cam”.

Hợp tác xã đã nghiên cứu, chế biến sản phẩm mang nhãn hiệu “Tương ớt Đồng Cam. Ảnh:KS.

Điều phấn khởi là mới đây, Hội đồng Nhân dân huyện Phú Hòa đã phê duyệt hỗ trợ cho HTX đầu tư xây dựng xưởng chế biến sản phẩm từ quả ớt với diện tích 400m2, sẽ được triển khai trong năm 2024 – 2025.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng đã thống nhất đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh về việc cho phép HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội sử dụng địa danh “Đồng Cam” và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với địa danh để đâng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Tương ớt Đồng Cam”.

“Khi xưởng chế biến sản phẩm từ quả ớt của HTX đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ liên kết, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con với giá bình quân khoảng 15.000 đồng/kg để bà con yên tâm trồng ớt”, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội chia sẻ.

Hiện HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Hội trồng giống ớt chỉ thiên lai F1. Thời gian ươm hạt đến khi thu hoạch lứa đầu khoảng 100 ngày, năng suất đạt 25 – 30 tấn/ha. Trái non có màu xanh sáng, trái chín có màu đỏ cam, thích hợp cho thị trường xuất khẩu và phơi khô.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây