09:36:08 24/01/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Hội nông dân Nghệ An phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện phong trào có hiệu quả, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, như kết hợp hình thức tuyên truyền, vận động và hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm, tiêu thụ nông sản… đồng thời giao chỉ tiêu cho các cấp hội tổ chức phát động đăng ký hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Kết quả, trong năm đã tổ chức 97 cuộc cho 3.752 người cán bộ, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ hội nông dân nghề nghiệp, chi hội nông dân nghề nghiệp, chủ thể OCOP, chủ cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn do hội hỗ trợ xây dựng đi tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ở trong và ngoài tỉnh (trong đó, Hội nông dân tỉnh tổ chức 1 đoàn 19 người đi học tập kinh nghiệm tại Trung Quốc, 2 đoàn 45 người đi học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh, 2 đoàn 70 người đi học tập kinh nghiệm trong tỉnh. Hội Nông dân các huyện tổ chức 81 cuộc 3.285 người đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh). Có 447 cơ sở hội thuộc 21 huyện, thành, thị hội tổ chức phát động cho 268.666 hộ hội viên đăng ký danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đã có 143.683 hộ đạt (đạt 117%/KH).

Công tác vận động hội viên nông dân giúp nhau vượt qua khó khăn, thoát nghèo và vươn lên làm giàu luôn được các cấp hội quan tâm; có 100% cơ sở hội xây dựng kế hoạch đăng ký giúp đỡ 525 hộ nghèo thoát nghèo, hỗ trợ 225 hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát; có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong việc hỗ trợ sinh kế cho hộ hội viên nông dân nghèo thoát nghèo bền vững được các cấp hội tổ chức thực hiện như: Hỗ trợ con giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phân bón cây trồng, đề án “Ngân hàng bò”… giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế.

Vận động nông dân tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “phát huy vai trò của hội nông dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu” toàn tỉnh tại huyện Đô Lương với sự tham gia của các đại biểu đại diện các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan và lãnh đạo các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn.

Hội nông dân Nghệ An phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Nông dân thị xã Thái Hòa trồng rau trên nền chế phẩm hữu cơ vi sinh

Chỉ đạo các cấp hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của hội viên, nông dân trong quá trình thực hiện Chương trình. Chú trọng tham gia các hoạt động vận động nông dân đóng góp kinh phí, ngày công, hiến đất để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm, nông dân toàn tỉnh đã đóng góp được hơn 439 tỷ đồng, hiến hơn 67.536 m2 đất, tham gia gần 360.979 ngày công xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó, các cấp hội quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nâng cao đời sống tinh thần của hội viên nông dân, góp phần xây dựng làng, xã văn hóa. Hoạt động truyền thông về chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả cao.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2022-2025; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp giai đoạn 2023-2025. Trong năm, đã các cấp hội đã hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng được 495 mô hình xử lý rác thải (đạt 110%/KH); 15.673 mô hình làm phân vi sinh tại hộ gia đình và đã tự sản xuất được 41.509 tấn phân vi sinh (103%/ KH) để phục vụ sản xuất; xây dựng được 506 vườn theo hướng vườn chuẩn nông thôn mới, 190 vườn đạt chuẩn nông thôn mới; 729 hàng cây, 83 vườn cây, tổng số cây trồng được là 87.630 cây, nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, như Hội Nông dân huyện Anh Sơn tổ chức phát động phong trào trồng tre mét chống sạt lở đất ven bờ sông Lam, đã trồng được cây 21.952 cây; từ thực tiễn của địa phương huyện Anh Sơn, Hội Nông dân đang xây dựng kế hoach trồng tre chống sạt lở ven bờ sông Lam gắn với cảnh quan truyền thống văn hóa nông thôn (khoảng 500m sẽ trồng 1 cây hoa gạo vừa tạo cảnh đẹp của làng quê ven bờ sông Lam vừa là cột tiêu sống đo mực nước của dòng sông khi có mưa lũ), trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trong năm 2025. Tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Tuyên truyên vận động nông dân xử lý rác thải tại góp phần nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính cộng đồng quốc tế ”, trong năm, đã tổ chức 9 hội nghị truyền thông để tuyên truyền đến hội viên nông dân và chỉ đạo xây dựng 495 mô hình xử lý rác thải (đạt 110%/KH); đồng thời chỉ đạo các cấp hội triển khai tốt các hoạt động thu gom, phân loại, xử lý rác thải, Hội Nông dân tỉnh trực tiếp triển khai xây dựng 3 mô hình xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ vi sinh tại các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên.

Hội nông dân Nghệ An phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Nông dân xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong chăm sóc cây ăn quả

Phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành tốt pháp luật giao thông như: phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại “tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong nông thôn” tại huyện Nam Đàn, đồng thời tổ chức 10 lớp truyền thông về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên cho gần 1.500 hội viên nông dân tham gia. Trong năm, các cấp hội nông dân trong toàn tỉnh xây dựng được 582 tuyến đường “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

Hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị; các mô hình kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn. Trong năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo hội nông dân các huyện, thành, thị khảo sát, lựa chọn công bố 85 mô hình kinh tế có hiệu quả để cán bộ, hội viên nông dân tham quan học tập kinh nghiệm (nâng tổng số mô hình công bố để nông dân tham qua học tập lên trên 300 mô hình), đồng thời chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân xây dựng 173 mô hình kinh tế, trong đó Hội Nông dân tỉnh trực tiếp triển khai chỉ đạo thực hiện 105 mô hình trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giúp nông dân tiếp cận tốt hơn kỹ thuật mới, cách thức tổ chức sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp và xây dựng được nhiều mô hình có hiệu quả.

Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số: Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp hội bám sát các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả, như tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Quyết định số 182/QĐ-TTg, ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030”; Nghị quyết Đại hội toàn quốc Hội nông dân Việt Nam lần thứ VIII; Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X nhiệm kỳ 2023-2028; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 688/KH-UBND, ngày 04/9/2024 về thực hiện Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; đồng thời tuyên truyền, vận động nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm giá trị cao, bền vững; chỉ đạo các cấp hội vận động, hướng dẫn thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp, kết quả trong năm các cấp hội đã vận động, hỗ trợ thành lập được 56 tổ hợp tác và 8 hợp tác xã nông nghiệp với 748 thành viên tham gia.

Lựa chọn, giới thiệu, đề cử 01 hợp tác xã tiêu biểu tham dự Lễ Biểu dương HTX tiêu biểu toàn quốc 2024 do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập”; kết quả Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mường Lống, huyện Kỳ Sơn đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận, biểu dương.

Hội nông dân Nghệ An phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An phát động thực hiện đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giai đoạn 2020-2023”.

Tổ chức hội nghị tập huấn “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” cho 100 đại biểu là giám đốc hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác, chi hội trưởng nông dân nghề nghiệp, tổ trưởng nông dân nghề nghiệp nuôi ong trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tư duy kinh tế nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất, phát triển chuỗi nông sản; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; cách xây dựng hình ảnh, thương hiệu nông sản và bán hàng online cho 750 học viên là cán bộ hội các cấp; hội viên nông dân là chủ trang trại;giám đốc hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác; chi hội trưởng hội nông dân nghề nghiệp, tổ trưởng tổ hội nông dân nghề nghiệp; hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu; các chủ thể OCOP; chủ các cửa hàng kinh doanh nông sản do hội hỗ trợ xây dựng. Tập huấn cho cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện để hướng dẫn cài đặt, sử dung App Nông dân Việt Nam và Mini-App Nông dân Nghệ An, đồng thời chỉ đạo các cấp hội tổ chức hướng dẫn cho hội viên cài đặt, kết quả từ tháng 7/2024 đến 15/11/2024 đã có 149.911 tài khoản hội viên nông dân cài đặt, kích hoạt sử dụng app (đạt 103 %/KH). Tuyên truyền, vận động, phối hợp hỗ trợ 12.579 hội viên, nông dân mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử.

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hợp tác – Phát triển”, cán bộ, hội viên và nông dân Nghệ An khẳng định quyết tâm xây dựng và hoạt động hiệu quả, thực sự là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng của nông dân. Xây dựng nông dân Nghệ An phát triển toàn diện, văn minh, nghĩa tình, có năng lực làm chủ, tinh thần đổi mới sáng tạo, hợp tác, liên kết, từng bước chuyên nghiệp. Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, khát vọng vươn lên, phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa Nghệ An phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, văn minh và hiện đại trong kỷ nguyên vươn mình của đật nước.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây